Bầu mấy tháng ăn được trứng ngỗng? Cách chọn trứng ngỗng

Trứng ngỗng được biết đến là thực phẩm nhiều dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai, giúp mẹ khỏe bé thông minh. Vậy bầu mấy tháng được ăn trứng ngỗng, những lợi ích của trứng ngỗng đối với mẹ và thai nhi. Mời các mẹ bầu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng EMVAME nhé!

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng

Giá trị dinh dưỡng trong 100 gram trứng ngỗng có khoảng:

bang-dinh-duong-trung-ngong

Bảng dinh dưỡng có trong trứng ngỗng

Từ bảng trên có thể thấy thành phần có trong 100gram trứng ngỗng cao hơn trứng gà. Tuy nhiên tỷ lệ hàm lượng mỗi loại trên lượng 100g của trứng ngỗng và trứng gà có sự chênh lệch rõ ràng.

Trong trứng ngỗng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, hàm lượng lipid và cholesterol có trong trứng ngỗng cao có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn mỡ  máu, béo phù, cao huyết áp, tiểu đường,…

Lưu ý: mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng/tuần. Nếu mẹ ăn nhiều trứng ngỗng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt hay không?

Có thể thấy rằng trứng ngỗng có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt như sắt, canxi, vitamin A, B12, B1,… những dưỡng chất này có tác dụng riêng với những bà bầu khi sử dụng. Những tác dụng tích cực như:

loi-ich-viec-an-trung-ngong

Lợi ích việc ăn trứng ngỗng đối với mẹ bầu

Lợi ích ăn trứng ngỗng

Tăng hệ miễn dịch: một số thành phần như vitamin, khoáng chất có trong trứng ngỗng giúp mẹ bầu tăng khả năng miễn dịch của mình trong quá trình mang thai.

Tăng cường trí nhớ cho mẹ và bé: trong quá trình mang thai nội tiết thay đổi mẹ bầu dễ nóng giận, cáu gắt, suy giảm trí nhớ. Ăn trứng ngỗng giúp mẹ cải thiện trí nhớ nhanh chóng.

Giúp mẹ bầu ngừa cảm lạnh: Ăn trứng ngỗng, giúp mẹ bầu có nhiều năng lượng giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn, tránh nguy cơ bị cảm lạnh.

Tốt cho máu: trong trứng ngỗng có chứa sắt nên giúp bổ sung sắt cho cơ thể, giúp bổ máu, hỗ trợ chữa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Hỗ trợ giúp cho hệ xương của bé phát triển nhờ cung cấp hàm lượng canxi và phốt pho khá cao.

Nguồn cung cấp protein: lượng protein trong trứng ngỗng khá dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ, giúp mẹ khỏe mạnh

Tác hại việc ăn nhiều trứng ngỗng

Trong trứng ngỗng có chứa nhiều chất Cholesterol và Lipid có tác dụng không tốt cho vấn đề tim mạch của mẹ bầu.

Mẹ bầu ăn nhiều trứng ngỗng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn lipit trong máu, huyết áp cao,..

Trên thực tế nhanh nhẹn, lanh lợi của một đứa trẻ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, như là gen di truyền (trẻ cùng cha mẹ nhưng vẫn có bộ gen di truyền khác nhau), cấu trúc não, bản tính, môi trường sống, sự giáo dục và học hỏi… Việc sử dụng trứng ngỗng chỉ hỗ trợ và bổ sung tốt cho bộ não thị lực của trẻ.

Bà bầu mấy tháng được ăn trứng ngỗng?

Bầu mấy tháng được ăn trứng ngỗng? Theo kinh nghiệm dân gian thì mẹ bầu mang thai tháng thứ 4, 5, 6 là có thể bắt đầu ăn trứng ngỗng được rồi nhé. Mẹ nên ăn trứng ngỗng vào ban ngày, không nên ăn vào sáng sớm hoặc ăn vào buổi tối vì trứng ngỗng chứa nhiều protein, có thể gây khó tiêu. Nếu ngán mẹ bầu có thể chia trứng ngỗng ra ăn 2-3 lần cho đỡ ngán.

  • Mẹ không nên ăn trứng ngỗng thường xuyên (1 tuần không được ăn quá 3 lần), không nên ăn quá nhiều trong 1 lần.
  • Đối với những mẹ bầu mắc các bệnh như cao huyết áp, gan nhiễm máu, tiểu đường, béo phì, tim mạch,… không nên ăn trứng ngỗng.
  • Mẹ cần ăn trứng chín
  • Mẹ bầu có thể không ăn trứng ngỗng, thay vào đó mẹ hãy bổ sung các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và thai nhi.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi ăn trứng ngỗng

Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu khi ăn trứng ngỗng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:

Sữa động vật: trứng ngỗng rất giàu protein có thể ức chế cơ thể tiêu hóa lactose trong sữa động vật. Vậy nên, nếu mẹ bầu ăn trứng ngỗng và uống sữa tươi sẽ xuất hiện tình trạng khó tiêu, chướng bụng, nôn mửa gây khó chịu cho mẹ bầu.

ba-bau-nen-an-trung-ngong

Bầu mấy tháng được ăn trứng ngỗng

Nước trà (nước chè): trong nước trà có chứa axit nếu được kết hợp với protein trong trứng ngỗng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ruột non khiến bà bầu gặp phải tình trạng táo bón. Do đó, mẹ bầu cần tránh ăn trứng ngỗng và uống trà cùng một lúc để ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra.

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý không ăn kèm trứng ngỗng với các thực phẩm như: tỏi, thịt bò, thịt rùa, quả hồng, đậu nành, đường,…

Bật mí cho mẹ bầu cách chọn trứng ngỗng đúng chuẩn

Để chọn được quả trứng ngỗng chất lượng cho thai kỳ, mẹ bầu hãy thử một số mẹo chọn trứng dưới đây:

  • Mẹ nên soi trứng trước nguồn sáng, giữ trứng trong lòng bàn tay và chỉ để hở hai đầu trứng. Nếu mẹ thấy trứng có màu hồng với chấm mờ và nhìn rõ túi khí thì đây chính là quả trứng tốt. Lưu ý mẹ cần lấy các trứng có vệt màu, giun sán hay có vật lạ trong trứng.
  • Mẹ có thể kiểm tra bằng cách kẹp trứng giữa ngón trỏ và ngón cái rồi lắc nhẹ. Nếu là trứng mới thì khi lắc sẽ không kêu, còn nếu trứng kêu càng to thì chứng tỏ trứng đã để lâu.
  • Trứng chìm xuống đấy tô thì là trứng mới để trong ngày.
  • Trứng lửng lơ trong dung dịch muối là trứng ngỗng đẻ từ 3 – 5 ngày.
  • Trứng nổi lên mặt dung dịch muối là trứng ngỗng đã đẻ quá 5 ngày

Trên đây là những chia sẻ của EMVAME về vấn đề bầu mấy tháng ăn được trứng ngỗng, lợi ích khi mẹ bầu sử dụng trứng ngỗng và cách chọn trứng ngỗng đúng chuẩn. Chúng tôi mong rằng các mẹ bầu đã có được câu trả lời cho mình và hiểu rõ việc sử dụng trứng ngỗng giúp thai kỳ khỏe mạnh.

Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!

Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)