12 điều cần nhớ để có một thai kỳ khỏe mạnh
Mình xin lược dịch cho các mom đang mang thai nắm được để có một thai kỳ khỏe mạnh, tự tin đón em bé chào đời nhé.
1. Ăn đúng cách
Ăn uống là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Em bé trong bụng cần các thực phẩm giàu dưỡng chất. Cần hạn chế đường và chất béo. Mẹ bầu nên ăn nhiều các hoa quả và rau củ khác nhau, ngũ cốc, thực phẩm nhiều canxi và ít chất bẽo bão hòa.
2. Bổ sung đủ vitamin
Hiện nay điều kiện kinh tế đã tốt hơn nên các mẹ hãy cố gắng bổ sung đầy đủ các chất để em bé được phát triển tốt nhất nhé. Ngoài axit folic và canxi, các mẹ cũng nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác. Các loại thực phẩm như rau chân vịt (cải bó xôi), súp lơ xanh, cam và đậu đỏ/đậu trắng chứa nhiều axit folic. Trong khi đó, sữa, sữa chua và rau chân vịt chứa nhiều canxi. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên tham khảo những viên uống dạng nén chứa nhiều vitamin để bổ sung đủ hàm lượng cần thiết cho cơ thể.
3. Uống nhiều nước
Cơ thể của phụ nữ mang thai cần nhiều nước hơn bình thường. Vì thế đừng bao giờ để cơ thể bị khát nhé.
4. Chăm sóc sức khỏe trước sinh
Mẹ bầu nên thăm khám định kỳ ở các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để biết về tình trạng sức khỏe mẹ và thai nhi.
5. Tránh thực phẩm có hại
Có kiêng có lành, một số thực phẩm mẹ bầu tuyệt đối nên tránh trong suốt thai kỳ gồm: thịt sống, thịt tái, gan động vật, sushi cá sống, trứng sống (trong sốt mayonnaise cũng có chứa), các loại phô mai mềm (như feta, brie) và chữa tươi chưa triệt trùng. Trong khi các loại đồ sống và sữa tươi chưa tiệt trùng có thể gây ngộ độc thực phẩm thì cá, nhất là các loại cá biển cỡ lớn, lại chứa nhiều thủy ngân, có nấu chín cũng không loại trừ được.
6. Tránh xa đồ uống có cồn
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, các mẹ tuyệt đối nên tránh đồ uống có cồn bởi chúng có thể gây ra hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi, dẫn tới một số bệnh lý và khiếm khuyết ở em bé chưa chào đời.
7. Không hút thuốc lá
Vì khói thuốc có thể khiến thai nhi bị chết lưu, sinh non, sảy thai và nhiều biến chứng khác.
8. Tập luyện
Các bài tập hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Hãy tham khảo bác sĩ và chuyên gia để tìm được bài tập vận động phù hợp.
9. Tiêm vắc-xin phòng cúm
Việc tiêm vắc-xin phòng cúm cho người mẹ hoàn toàn có thể thực hiện được trước khi mang thai hay cả khi đã có thai. Vì thế, các mẹ không nên lo lắng rằng đã mang thai thì không thể tiêm vắc-xin ngừa cúm.
10. Ngủ nhiều
Buổi tối các mẹ bầu nên ngủ từ 7-9 tiếng và nên nằm nghiêng trái thì tốt cho việc lưu thông máu hơn.
11. Giảm stress
Stress nhiều vì bất cứ lý do gì cũng có thể khiến bạn và em bé đều mệt mỏi, thậm chí gây sinh non.
12. Chọn đúng thời điểm để mang thai
Nếu có thể chọn lựa, nên chọn thời điểm mà bạn cảm thấy cơ thể phù hợp nhất (trong độ tuổi không quá trẻ, không quá già; khoảng cách giữa 2 lần mang thai cách nhau ít nhất 18 tháng) để mang thai. Vì sức khỏe mẹ tốt cũng góp phần không nhỏ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Chúc các mẹ mang thai khỏe mạnh, sớm đón con yêu chào đời nhé!