7 loại rau bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai, sinh non
Rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của mỗi người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào bà bầu cũng ăn được. Theo khuyến cáo của bác sĩ, có một số loại rau bà bầu không nên ăn bởi chúng có thể khiến cơ thể mẹ bầu mắc một số bệnh lý thai kỳ, khó sinh và thậm chí là đe dọa tới tính mạng của cả mẹ lẫn con.
Tin liên quan: An toàn thực phẩm khi mang thai và những điều lưu ý
Bà bầu không nên ăn những loại rau gì?
Trong quá trình mang thai, nếu có thèm một số loại rau sau thì bà bầu cũng chớ động đũa kẻo rước hậu quả khó lường:
1. Rau ngót
Rau ngót là loại được sử dụng thường xuyên trong các bữa cơm và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, các bà bầu không nên ăn nhiều rau ngót vì trong rau ngót có chứa hoạt chất papaverin, chất này dẫn đến hiện tượng có thể gây ra co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai. Đặc biệt, những bà mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non lại càng nên hạn chế ăn rau ngót.
2. Mướp đắng
Mướp đắng (khổ qua) là thực phẩm rất quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong chế độ ăn uống của người Việt. Bình thường thì loại rau củ này rất tốt cho sức khỏe nhưng với các bà bầu, khổ qua bị liệt vào danh sách hạn chế, thậm chí là cấm kị.
Nguyên nhân là bởi trong khổ qua chứa rất nhiều chất gây hại cho người mẹ và thai nhi. Cụ thể các tác hại có thể xảy đến gồm:
– Gây nên các vấn đề về tiêu hóa, gồm đầy hơi, đau dạ dày, ợ nóng…
– Gây ngộ độc cao với các bà bầu, vì trong mướp đắng có chứa quinine, saponic glycosides and morodicine. Đây đều là những thành phần gây ngộ độc cho cơ thể, với các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói, mờ mắt, nổi mẩn… Chưa kể trong hạt mướp đắng trong chứa chất có độc tính cao vicine, là nguyên nhân gây thiếu máu, đau thắt bụng, nhức đầu, thậm chí hôn mê cho nhưng mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm…
– Bà bầu ăn nhiều mướp đắng sẽ có nguy cơ sinh non, sảy thai vì trong khổ qua có chứa chất gây chảy máu, co thắt tử cung, đẩy thai nhi ra ngoài cơ thể mẹ. Nhẹ thì sinh non, nặng có thể gây sảy thai.
– Hạn chế tầm nhìn cho mẹ bầu, dễ gây hoa mắt chóng mặt, đồng thời nước bọt cũng tiết ra nhiều hơn gây cảm giác buồn nôn, nôn…
Trong các nguy cơ trên, tác hại gây sảy thai và sinh non là nguy hiểm nhất. Mặc dù hiện tại chưa có thống kê cho thấy ca thai sản nào ngộ độc vì ăn mướp đắng, nhưng hầu hết các bác sĩ đều khuyên sản phụ không nên ăn thực phẩm này. Với thắc mắc của bạn về việc Có bầu có được ăn mướp đắng không, câu trả lời là không nên.
3. Ngải cứu
Bà bầu ăn ngải cứu được không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi có ý kiến cho rằng, bà bầu ăn ngải cứu có tác dụng an thai. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng ăn ngải cứu dễ bị ra máu trong 3 tháng đầu mang thai.
Ngải cứu có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và thường được bác sĩ sử dụng để an thai cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho biết nếu phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu ăn quá nhiều ngải cứu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
4. Rau chùm ngây
Tuy loại rau này rất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại được liệt vào danh sách đen “Những loại rau bà bầu không nên ăn”. Nguyên nhân là do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol (một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai), chất này có thể làm co cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai.
5. Rau răm
Theo một nghiên cứu mới đây cho biết, phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau răm. Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi
6/ Đu đủ xanh
Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ đã nghiên cứu về tác động của đu đủ xanh (papain, PLE) trên tử cung chuột cho thấy, nhựa đu đủ khiến tử cung bị co bóp và mạnh nhất là thời kỳ sau của thai kỳ. Nhựa của đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn có chứa rất nhiều enzymes và mủ có thể gây ra phù và xuất huyết nhau thai dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.
Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, bà bầu ăn đu đủ xanh có thể dẫn tới sinh non
7/ Rau sam
Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các chị em rằng, do rau sam mang tính hàn nên riêng trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là những người đã từng phá thai, bà bầu thì cần tránh ăn rau sam.
Ăn rau sam trong thời gian này sẽ khiến co cơ trơn tử cung, nên thai phụ cần hạn chế sử dụng. Nhưng nếu đang trong giai đoạn sắp sinh, các mẹ bầu có thể ăn nhiều hơn một chút, vì sẽ có lợi cho việc sinh đẻ của chị em dễ dàng hơn. Do vậy nếu chị em nào có thắc mắc rau sam có tốt cho bà bầu hay không? Thì câu trả lời là còn phụ thuộc vào giai đoạn.