Bà bầu bị căng tức bụng dưới dấu hiệu nguy hiểm
Hiện tượng bà bầu bị căng tức bụng dưới khi mang thai bắt đầu diễn ra vào cuối tháng thứ hai và cảm giác giống như đau bụng kinh, nhưng khác như đau bụng kinh. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị căng tức bụng dưới khi mang thai. Cùng EMVAME tìm hiểu ngay sau đây.
Trong giai đoạn thai kỳ bà bầu bị căng tức bụng dưới, thông thường thì hiện tượng này là dấu hiệu thường gặp và là bình thường không có gì đáng lo trong thai kỳ. Nhưng cũng có những trường hợp có kèm theo các triệu chứng đau kéo dài và tăng dần, chảy máu âm đạo hay chuột rút thì mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám ngay vì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm.
Tin liên quan: Mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong
Mục lục
Nguyên nhân bà bầu bị căng tức bụng dưới thông thường.
Tử cung đang phát triển
Để có không gian nuôi dưỡng thai nhi thì tử cung mẹ bầu sẽ mở rộng dần trong suốt quá trình mang thai, chính vì vậy nó sẽ đè lên thành ruột khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn và dẫn tới bà bầu bị căng tức bụng dưới.
Để phòng tránh vấn đề này thì mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn và ăn mỗi bữa ít hơn bình thường, tập các bài thể dục nhẹ, nếu có thể hãy đi vệ sinh thường xuyên hơn để giảm bớt các áp lực lên bụng.
Bà bầu căng tức bụng bụng dưới do táo bón, xì hơi
Tình trạng táo bón, xì hơi là tình trạng thường gặp trong thai kỳ khiến hooc môn progesterone tăng lên làm chậm toàn bộ đường tiêu hóa khiến thực phẩm sẽ khó tiêu hóa hơn và mẹ bầu bị táo bón dẫn tới căng tức bụng dưới.
Để chống táo bón, các mẹ cố gắng uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Nhưng nếu tình trạng kéo dài mẹ bầu vẫn nên đến gặp bác sĩ để có lời khuyên và phương pháp điều trị kịp thời tránh tình trạng nặng thêm.
Bụng căng giãn quá mức trong thai kỳ
Khi gần đến ngày dự sinh, cơ thể bạn sẽ cảm thấy bồn chồn và mệt mỏi hơn. Bạn có thể cảm thấy nhức mỏi toàn thân. Đau lưng là một triệu chứng thường gặp khi mang thai vì lưng bạn phải nâng đỡ bào thai. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn đau tức bụng dưới. Đau ở bụng và đùi cũng rất phổ biến vì các cơ vùng này liên kết với mô quanh bẹn và tử cung, có thể bị căng giãn quá mức để thích nghi với sự phát triển của thai nhi.
Do đau dây chằng
Trong khi tử cung mở rộng khiến căng các dây chằng lớn ở trước bụng và quanh hông khiến căng tức bụng dưới, tình trạng này sẽ càng rõ hơn khi mẹ thay đổi vị trí đột ngột. Với tình trạng căng tức bụng dưới do dây chằng thì sẽ xuất hiện và giảm dần sau tam cá nguyệt thứ 4
Có thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung hay trứng làm tổ trong ống dẫn trứng, cứ 50 trường hợp mang thai thì chỉ có 1 trường hợp gặp phải. Trong trường hợp không có thai ngoài tử cung, bà bầu có thể đau dữ dội và chảy máu ở khoảng cuối tháng đầu và giữa tháng thứ 3 của thai kỳ, vì ống dẫn trứng sẽ trở nên phồng lên kèm theo bị căng tức bụng dưới khiến nhiều mẹ lo lắng.
Phụ nữ có nguy cơ cao về thai ngoài tử cung bao gồm những người đã có thai ngoài tử cung trong quá khứ, hoặc đã phẫu thuật ống chậu, bụng, ống dẫn trứng và những người bị lạc nội mạc tử cung, thắt ống dẫn trứng. Trong thai kỳ mẹ bầu thấy đau tức bụng dưới thì nên đi đến bệnh viện khám và siêu âm ngay để xem trứng đã vào tử cung làm tổ hay chưa nhé.
Hư thai
Bà bầu bị cứng bụng dưới, căng tức bụng dưới trong 3 tháng đầu thai kỳ mà kèm theo chảy máu và chuột rút thì cần đi khám bác sĩ ngay vì rất có thể sẽ bị sảy thai trong giai đoạn này.
Bong nhau thai
Trong suốt thai kỳ, tử cung bạn sẽ phát triển cùng với bánh nhau. Bánh nhau là một cơ quan quan trọng cho sự sống của thai nhi, cung cấp các chất dinh dưỡng và thức ăn cần thiết để em bé phát triển.
Nhau thai đóng vai trò rất quan trọng, nó cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi nhưng có thể có biến chứng nguy hiểm khi nhau thai tách khỏi thành tử cung khiến bà bầu bị căng tức bụng dưới kèm theo đau bụng thường xuyên và dữ dội. Bụng bà bầu trở nên căng cứng, có thể bị ra máu đỏ đậm. Trong trường hợp nguy hiểm nhất là phải mổ gấp để cứu thai. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này bao gồm những người có tiền sử phá thai nhau thai, hoặc bị huyết áp cao, tiền sản giật và từng bị chấn thương ở bụng
Sinh non
Các bà bầu căng cứng bụng dưới với các cơn gò thắt liên tục kèm theo triệu chứng đau lưng thường xuyên, có thể các mẹ sẽ rất dễ sinh non. Các cơn co thắt này có hoặc không kèm theo chảy máu. Nhưng vào thời điểm nhạy cảm khi gần sinh, các mẹ nên thật cẩn thận và đi khám để xin ý kiến của bác sĩ dù rằng nó có thể chỉ là báo động giả của các cơn gò thôi.