Cách làm giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, ốm nghén khiến chị em mệt mỏi, có người không ăn được gì, cũng chẳng làm được gì, ai cũng muốn giai đoạn “khủng khiếp” này chóng qua đi.
Mục lục
Nguyên nhân gây ốm nghén
– Nồng độ hCG tăng nhanh
– Tăng cảm giác về mùi làm bạn khó chịu và khiến bạn ốm và mệt mỏi.
– Dạ dày nhạy cảm
Thông thường bạn sẽ không bao giờ biết mình có bị ốm nghén hay không cho đến khi mang thai. Dưới đây là những trường hợp dễ bị ốm nghén:
– Mang thai đôi, ba.
– Từng bị ốm nghén trong thai kỳ trước đó.
– Tiền sử bị chứng đau nửa đầu.
– Nếu mẹ hoặc chị em gái từng bị ốm nghén, bạn có nhiều khả năng bị ốm nghén.
Triệu chứng ốm nghén
Triệu chứng chung nhất của nghén là cảm giác buồn nôn và nôn, nhiều nhất là vào buổi sáng sớm hay những khi cảm thấy đói.
Nghén còn biểu hiện dưới hình thức thèm ăn một cái gì đó (có người thèm ăn chua, có người thèm ăn ngọt, thậm chí có người còn thèm ăn cả đất,…). Trong thời kỳ mang thai, cơ thể thiếu chất gì thì bà mẹ mang thai thường thèm ăn chất đó.
Nhiều phụ nữ mang thai chỉ thèm ngủ, gọi là “nghén ngủ”. Những người nghén ngủ có thể ngủ cả ngày mà vẫn thấy chưa đủ.
Thời gian ốm nghén
Các mẹ thường bắt đầu ốm nghén trong khoảng tuần 4-6 của thai kỳ và hiện tượng nghén kéo dài đến tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ, sau đó sẽ hết.. Tuỳ từng cơ địa của mỗi người mà thời gian ốm nghén kết thúc sớm hay muộn. Cũng có một số mẹ thời gian kéo dài suốt cả thời kỳ mang thai 9 tháng 10 ngày
Một số biện pháp khắc phục ốm nghén
– Gừng, bạc hà và chanh tươi là những phương thuốc tự nhiên tốt giúp làm giảm tác động của ốm nghén. Uống nước pha gừng, bạc hà, nước chanh hay ăn các thực phẩm chứa gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.
– Luôn mang theo bánh quy, hoặc những thức ăn vặt như nho khô, bim bim, sữa chua để ăn mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
– Sử dụng các thực phẩm giảm triệu chứng ốm nghén: Chuối, bơ, củ đậu, mẹ, khoai loang, cam buổi, bí đao, gừng, chanh…
-Nên uống nước thường xuyên để đề phòng tình trạng mất nước do nôn ói. Uống bất cứ thứ gì mà dạ dày thai phụ chấp nhận được; nước lọc, nước trái cây, sữa… Uống nửa giờ trước hoặc sau khi ăn, không uống trong khi ăn và nhớ phải uống từng ngụm nhỏ. Tuy nhiên cần tránh những loại đồ uống chứa caffein như cà phê và rượu.
– Bạn nên ăn nhạt, và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn thực phẩm ít dầu mỡ là cách tốt nhất khi bạn đang ốm nghén. Không bắt ép mình ăn những thực đơn dinh dưỡng bắt buộc, cố gắng ăn món yêu thích và phù hợp cho bà bầu
– Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.
-Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Luôn giữ cho nhà cửa thoáng đãng và vệ sinh và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.
– Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu hoa oải hương có thể giúp bạn ngủ ngon, bạc hà có thể giảm buồn nôn.
– Ngủ đủ giấc vì khi thiếu ngủ khiến cho tình trạng ốm nghén tồi tệ hơn.
-Vitamin B6 và B12 có thể giúp giảm tình trạng ốm nghén. Song nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.
-Đeo vòng tay chống say tàu xe.
-Nếu bạn quá đau đớn và mệt mỏi hãy đến nhờ bác sĩ kê toa. Loại thuốc phổ biến nhất là Zofran, ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác nữa.
– Đối với một số mẹ, sử dụng các phương pháp bấm huyệt trên cổ tay có thể có tác dụng tốt. Hãy tham khảo ý kiến của các y sĩ về các phương pháp này nếu hữu ích.
Thai nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?
Các bà mẹ thường lo sợ hiện tượng thai nghén có thể gây bất lợi cho sự phát triển của các bé. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn, họ băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng trong các trường hợp thai nghén bình thường, thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện để theo dõi khi khẩn cấp.
Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng ốm nghén chỉ làm cho họ mệt mỏi. Sau ba tháng đầu tiên, bạn không tăng cân, không thể hấp thụ bất cứ thức ăn và loại nước uống nào, có thể có nguy cơ bị các biến chứng khác nhau.