Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ?

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hết sức quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Mẹ nên chọn lựa thật kỹ lưỡng danh sách thực phẩm cũng như chế độ dinh dưỡng theo những gợi ý dưới đây vào từng tam cá nguyệt khác nhau để có một sức khỏe tốt

Tin liên quan: Top 5 món ăn giúp mẹ dễ dàng sinh em bé

1.Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tam cá nguyệt đầu tiên

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu

Hầu hết 3 tháng đầu của quá trình mang thai với những người mẹ khỏe mạnh thì thời kì này chưa cần ăn quá nhiều vì những đòi hỏi về chất dinh dưỡng của thai nhi không quá mạnh mẽ. Theo khuyến cáo, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên bổ sung thêm từ 200 – 300kcal mỗi ngày. Mẹ nên ăn loại thực phẩm có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá… Ngoài ra mẹ cần tập trung bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất quan trọng sau:

  • Sắt: Để giảm tình trạng thiếu máu và giúp quá trình cung cấp oxy từ mẹ đến thai nhi diễn ra tốt hơn, bổ sung sắt khi mang thai là điều không thể thiếu. Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 27mg sắt mỗi ngày trong 3 tháng đầu, và cố gắng duy trì suốt 9 tháng mang thai.
  • Vitamin B12: Sự thiếu hụt vitamin B12 trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng là nguyên nhân gây nên những dị tật bẩm sinh liên quan đến ống thần kinh. Theo đó, nguy cơ dị tật thai nhi sẽ tăng gấp 2, 3 lần nếu nồng độ vitamin B12 trong máu của mẹ bầu thấp hơn 250ng/L.
  • Axit folic (vitamin B9): Axit folic giúp ngăn ngừa các nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, dẫn đến các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, não úng thủy… ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển của bé, trong 12 tuần đầu tiên, mẹ nên bổ sung khoảng 600 mcg axit folic mỗi ngày.
  • Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với triệu chứng “ốm nghén”. Vì thế, mẹ nên hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như gan, hải sản như hàu, sò, bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…

2. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ hai

  • Trong giai đoạn này, tình trạng ốm nghén đã giảm. Thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế cần phải bổ sung đủ nhiệt lượng, protein và vitamin. Để đáp ứng cho nhu cầu của bé, mẹ cần tăng thêm khoảng 300kcal trong khẩu phần mỗi ngày của mình bằng nhiều dạng thức ăn giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng điều hòa để giúp thai nhi ổn định.
  • Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu.
  • Bổ sung sắt tạo máu cho cơ thể và đặc biệt nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B9, PP, B12, C, D, E
  • Mẹ nên bổ sung phốt pho, i ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…
  • Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất đạm, chất béo, bột đường và chất xơ, mẹ bầu nên tăng cường thêm từ 1000 – 1200mg canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển hệ xương và răng của bé.

3. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt cuối cùng

  • Giai đoạn này, mẹ bầu chỉ cần thêm 450kcal là đã đủ cho sự phát triển của thai nhi. Phần lớn những dưỡng chất mẹ nạp vào cơ thể trong giai đoạn này sẽ được chuyển hết sang cơ thể con.
  • Mẹ nên giảm những đồ ăn vặt chứa nhiều chất ngọt, đường, ít dinh dưỡng như sô cô la, bánh ngọt, bánh quy và tăng cường rau xanh và quả tươi.
  • Nên ăn nhiều cá: cá hồi, cá ngừ hay cá thu vì có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi.

4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ?

Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)