Các cặp vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai
Chuẩn bị trước khi mang thai là một việc làm cần thiết mà những cặp vợ chồng nào đang muốn sinh con cần phải biết. Việc chuẩn bị này từ vật chất đến tinh thần và đặc biệt là sức khỏe giúp bé yêu được khỏe mạnh phát triển toàn diện. Vậy các bạn đã biết cần chuẩn gì trước khi mang thai hay chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
Mục lục
- 1 Tại sao cần chuẩn bị trước khi mang thai
- 1.1 Lên lịch khám sức khỏe trước khi mang thai
- 1.2 Tiêm vắc xin đầy đủ
- 1.3 Sàng lọc di truyền trước khi mang thai
- 1.4 Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh
- 1.5 Bổ sung axit folic
- 1.6 Từ bỏ rượu và thuốc lá trước khi mang thai
- 1.7 Tập thể dục thường xuyên
- 1.8 Chuẩn bị tinh thần tốt
- 1.9 Cân đối về tài chính
- 1.10 Ngừng tất cả các biện pháp tránh thai
- 2 Tổng kết
Tại sao cần chuẩn bị trước khi mang thai
Cả nam và nữ giới đều cần khám sức khỏe trước khi mang thai. Điều này để đảm bảo một thai kỳ khỏa mạnh và thông minh.
Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ sinh ra không được khỏe mạnh trong đó có những ảnh hưởng từ trước khi mang thai. Bạn có thể khắc phục được từ trước khi mang thai.
Tại sao cần chuẩn bị trước khi mang thai
- Không kiểm tra sàng lọc trước khi sinh
- Do mang thai khi đang mắc bệnh lý
- Quan hệ tình dục không lành mạnh
- Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai chưa đầy đủ
- Tiếp xúc môi trường hóa chất độc hại
Bạn có thể tránh được những trường hợp này nhờ chuẩn bị những điều dưới đây
Lên lịch khám sức khỏe trước khi mang thai
Việc đầu tiên bạn cần làm chính là lên lịch khám sức khỏe trước khi mang thai. Bao gồm các xét nghiệm thường quy về hormone, xét nghiệm về trứng, tinh trùng và siêu âm khung chậu, xét nghiệm về nhiễm virus: rubella, Virus viêm gan B,C, giang mai.
– Đối với nữ: nên kiểm tra sức khỏe sau khi hết kinh nguyệt 3 – 7 ngày, trong thời gian này không nên quan hệ tình dục. Đi kiểm tra vào buổi sáng, nhớ không ăn sáng vì một số hạng mục kiểm tra cần yêu cầu. Đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng, lấy mẫu sạch sẽ vào lọ thủy tinh làm xét nghiệm.
– Đối với nam: cũng tương tự như nữ giới không nên ăn uống trước khi đi khám và không quan hệ tình dục trước khi kiểm tra 3 ngày. Với nam giới xét nghiệm về chất lương tinh trùng bao gồm hình thái, số lượng, khả năng chuyển động và mật độ như tinh dịch.
Những xét nghiệm này sẽ cho bạn biết những thông tin về cơ thể bạn, liệu cơ thể của bạn có sẵn sàng cho việc thụ thai hay chưa cũng như phát hiện xem có bệnh nào không. Ngoài ra, các bạn cũng cần khám sức khỏe cá nhân như thiếu máu, huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường,… cần được tư vấn và điều trị riêng.
Tiêm vắc xin đầy đủ
Phần lớn các loại vắc xin đều phải tiêm trước khi mang thai. Việc tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng vì nếu trong quá trình mang thai bạn bị nhiễm một trong các bệnh lây truyền thì bạn và em bé đều có nguy cơ cao (thai kỳ nguy cơ cao). Dưới đây là một số khuyến nghị tiêm phòng trước khi mang thai.
– Viêm gan B cần tiêm trước 07 tháng.
– Sởi – Quai bị – Rubella cần tiêm phòng trước ít nhất 03 tháng.
– Cúm cần tiêm trước 01 tháng.
– HPV cần tiêm 3 mũi trong 6 tháng và trước thai kỳ (nếu chưa tiêm phòng).
– Thủy đậu cần tiêm trước ít nhất 03 tháng nếu chưa từng bị thủy đậu trước đó.
Sàng lọc di truyền trước khi mang thai
Việc sàng lọc di truyền trước khi mang thai để biết được em bé sinh ra có bao nhiêu % mắc một số bệnh di truyền nào không. Một số bệnh di truyền nghiêm trọng mà bạn cần biết như xơ nang, hồng cầu hình liềm và một số bệnh nguy hiểm khác.
Lợi ích của việc sàng lọc di truyền trước khi mang thai sẽ sớm phát hiện và đưa ra những phương pháp can thiệp kịp thời tốt cho cả mẹ và bé. Hoặc cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp cấy phôi từ gen đột biến di truyền trong trường hợp cần thiết.
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn cần ăn ít nhất 2 cốc trái cây và rau mỗi ngày. Bên cạnh đó cũng nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, nước cam, bổ sung canxi và sữa chua. Ăn nhiều nguồn protein khác nhau như đậu, quả hạch, các sản phẩm từ đậu nành, thịt gia cầm. Duy trì chế độ lành mạnh trước trong và sau thai kỳ là yếu tốt quyết định đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Bổ sung axit folic
Mang thai là cả một quá trình đòi hỏi mẹ phải có sức khỏe tốt và đầy đủ dưỡng chất. Vì vậy, các mẹ cần có chế độ ăn uống cân bằng cũng như bổ sung các chất như trái cây, rau quả, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và chất béo lành mạnh để thức đẩy hoạt động của hệ sinh sản. Bên cạnh đó còn bổ sung một số chất dinh dưỡng dưới đây:
Axit folic hay còn có tên protein hay folate cần được bổ sung 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung axit folic bằng chết phẩm thuốc ít nhất 4 tuần trước khi có thể để ngăn ngừa dị tật cho thai do khiếm khuyết ống thần kinh. Hoặc các bạn có thể bổ sung dưỡng chất này có trong rau lá xanh đậm, cam quýt và các loại đậu.
- Canxi là dưỡng chất cần được bổ sung mỗi ngày thông qua sữa ít béo, sữa chua, rau lá xanh đậm và đậu phụ.
- Sắt được bổ sung để đề phòng thiếu máu trong thời kỳ mang thai, liều lượng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cơ thể từng người.
- Các loại vitamin nên được bổ sung dưới tư vấn bác sĩ. Một số trường hợp bổ sung nhiều có thể gây hại cho thai nhi như thừa vitamin A có thể gây dị tật thai nhi.
Từ bỏ rượu và thuốc lá trước khi mang thai
Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân ở phụ nữ có thai. Đối với nam giới, việc sử dụng thuốc lá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm số lương tinh trùng. Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động cũng mang lại ảnh hưởng tương tự. Bởi vậy, hãy cố gắng tránh xa khỏi thuốc lá thụ động.
Phụ nữ mang thai sử dụng rượu bia sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, vậy nên trong quá trình mang thai mẹ không nên sử dụng chất kích thích này.
Tập thể dục thường xuyên
Mỗi ngày bạn nên dành ra 30 phút ra để tập thể dục với cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, tập tạ, kéo giãn cơ, yoga,… rất tốt để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Việc tập thể dục thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe cho cơ thể như:
- Giảm sưng mắt cá chân
- Cải thiện khung xương của cơ thể, đặc biệt là vùng chậu
- Giảm sưng mắt cá chân
- Tinh thần tốt hơn trong và sau khi mang thai
- Giúp kiểm soát cân nặng trong và sau khi mang thai
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.
Chuẩn bị tinh thần tốt
Trong quá trình mang thai và sau sinh bạn sẽ trải qua nhiều biến đổi tâm lý như dễ xúc động, tủi thân,… Những biến đổi tâm lý này đều không dễ vượt qua rất dễ dần tới trầm cảm sau sinh và thậm chí cả trong thai kỳ. Vậy nên các bạn cần tìm hiểu về tâm lý khi mang thai và trầm cảm sau sinh cũng như các biện pháp giúp bạn giữ được tâm trạng thoải mái và dễ dàng vượt qua những biến đổi tâm lý này.
Cân đối về tài chính
Cân đối tài chính
Nếu đã quyết định sinh em bé thì bạn cần chuẩn bị tốt về mặt tài chính vì bạn sẽ tốn một khoảng tài chính nhất định. Cần lập kế hoạch về tài chính tốt để cảm thấy thoải mái hơn trong suốt thai kỳ cũng như em bé sau khi sinh. Trường hợp các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thì chi phí nuôi sẽ tiết kiệm khá nhiều và ngược lại.
Ngừng tất cả các biện pháp tránh thai
Nếu bạn đã có dự định sinh con thì cần ngưng các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai, bao cao su,… Sau khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai cơ thể sẽ cần một khoảng thời gian để ổn định lại. Thậm chí có người phải mất đến vài tháng để cân bằng lại hormone nếu bạn dùng thuốc tránh thai thường xuyên và kéo dài trước đó.
Tổng kết
Như vậy bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi “cần chuẩn bị gì trước khi mang thai” cũng như giúp các bạn có được những kiến thức và sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón bé yêu.
Chúc các bạn thành công!