Mách bạn có thai bao lâu thì siêu âm được
Siêu âm có vai trò rất quan trọng giúp theo dõi sự phát triển của bé có bình thường hay không. Và chắc hẳn có thai bao lâu thì siêu âm được, chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm là những thắc mắc của những chị em có thai lần đầu. Hôm nay Khoe.online xin cung cấp một số thông tin về các mốc siêu âm định kỳ và giải đáp những thắc mắc liên quan đến các vấn đề về siêu âm thai. Cùng tìm hiểu nhé!
Có thể bạn quan tâm :
Mục lục
Vì sao bạn nên siêu âm thai?
Siêu âm thai giúp mẹ xác định được tuổi thai. Dựa vào bảng đối chiếu, hình dạng và kích thước của thai nhi bác sĩ có thể tính được tuổi thai để dự đoán ngày sinh cho bà bầu. Tuy nhiên việc xác định này đôi khi vẫn có sai số vì tùy vào sức khỏe của mẹ, chế độ dinh dưỡng mà thai nhi phát triển khác nhau. Còn bảng đối chiếu chỉ mang tính chất tổng quan, lấy chỉ số trung bình thai bình thường ở độ tuổi là bao nhiêu. Do vậy, phương pháp tốt nhất để tính tuổi thai là dựa vào ngày đầu tiên hành kinh cuối.
Ngoài ra qua kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được tình hình sức khỏe của thai thông qua các chỉ số về kích thước, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi…của bé. Từ đó khẳng định tỉ lệ cơ thể thai nhi có cân đối với tuổi thai hay không cũng như phát hiện ra các dị tật tiềm ẩn.
Có thai bao lâu thì siêu âm được
Khoảng 7-8 ngày sau khi quan hệ, trứng được thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung để phát triển thành phôi thai. Do đó, khi trễ kinh khoảng 3 tuần cùng các dấu hiệu lâm sàng như đau tức ngực, cổ tử cung có chất nhầy, đau nhức ở lưng, khó chịu với nhiều mùi…các chị em cần đi khám bác sĩ để biết mình có thai hay không. Thời điểm này, phôi thai đã làm tổ trong tử cung nên bạn cũng có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra.
Theo các chuyên gia, thời điểm lý tưởng cho lần siêu âm đầu tiên là vào tuần thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ. Vào giai đoạn này thai đã ổn định trong cổ tử cung của mẹ và bắt đầu phát triển nên có thể nhìn thấy được qua hình ảnh siêu âm. Nếu siêu âm sớm hơn, phôi thai còn rất nhỏ sẽ khó hiển thị.
Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà có xuất hiện dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên hay không. Nhiều trường hợp phải tới tuần thứ 10 hoặc 12, gần kết thức tam cá nguyệt thứ 1, mẹ mới phát hiện mình có bầu. Với những trường hợp như vậy, bác sĩ khuyên rằng nếu có nghi ngờ mình mang thai, chị em nên kiểm tra ngay để tránh bỏ lỡ các mốc siêu âm quan trọng.
Vai trò của việc siêu âm lần đầu tiên
– Xác định là có thai hay không, mang thai đơn hay đa thai
– Xác định vị trí của thai nhi nằm bên trong tử cung hay bên ngoài tử cung
– Xác định tuổi thai, nhịp tim. Nhịp tim của bé trung bình từ 90-110 nhịp/phút sau đó sẽ tăng dần lên 150-160 nhịp/phút ở trong giai đoạn tiếp theo.
– Kiểm tra các chỉ số về kích thước để đánh giá sự phát triển. Chiều dài trung bình của phôi ở tuần thứ 7 là 5-12mm, trọng lượng trung bình là 1g.
– Kiểm tra tổng quát về tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng
– Trong trường hợp mẹ bị mất máu, siêu âm sẽ giúp tìm được nguyên nhân và vị trí chảy máu
Kết quả siêu âm bất thường:
– Thai ngoài tử cung.
– Đa thai.
– Thai chết lưu.
– Bất thường về ngôi thai.
– Dị tật bẩm sinh.
– Các vấn đề về nước ối như thiểu ối, đa ối.
– Bất thường ở nhau thai: nhau tiền đạo, nhau bị bong ra.
– Chậm phát triển trong tử cung.
– Các khối u trong tử cung (lá phôi, thai trứng…)
– Những bất thường khác ở tử cung, buồng trứng và cấu trúc trong vùng chậu.
Các mốc siêu âm thai định kỳ
Theo các bác sĩ khoa sản, trong suốt thai kỳ có 3 thời điểm bắt buột mẹ bầu phải đi siêu âm, cụ thể như sau:
Tuần thứ 12 – 14 của thai kỳ: Là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định chính xác nhất tuổi thai. Ngoài ra, lần siêu âm này cực kỳ quan trọng vì bác sĩ có thể phát hiện khoảng sáng say gáy nhằm phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể. Những bất thường này là nguyên nhân gây ra các bệnh như bệnh Down, dị dạng tim, tay chân, thoát vị cơ hành.
Bà bầu bị ho có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới thai nhi cũng như sức khỏe cơ thể người mẹ do sức đề kháng lúc này bị suy giảm rất nhiều. Nếu tình trạng ho dai dẳng không dứt, cần nhận biết sớm nguyên nhân và…
Tuần thứ 21-24 của thai kỳ: Các cơ quan như cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, tay chân đều có thể nhìn rõ. Vì vậy bác sĩ có thể kiểm tra các cơ quan có phát triển bình thường hay không. Ngoài ra, cũng có thể phát hiện các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng…
Tuần 30-32 của thai kỳ: Giai đoạn này bác sĩ có thể phát hiện ra những bất thường xảy ra muộn ở động mạch, tim, vùng cấu trúc não. Bên cạnh đó, bác sĩ còn tiến hành kiểm tra dây rốn có vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi bào thai tốt hay không, vị trí của em bé, màu nước ối trong hay đục, nước ối bình thường, đa ối hay thiếu ối.
Trước khi siêu âm thai cần làm gì
Trước 1 tiếng đồng hồ siêu âm thai, mẹ bầu nên uống 2-3 ly nước và nên nhịn tiểu để giúp bàng quan căng ra tạo điều kiện thuận lợi cho việc siêu âm.
Siêu âm qua âm đạo được tiến hành bằng cách các bác sĩ đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo của thai phụ để xác định thai ở trong hay ngoài tử cung. Phương pháp này thường có độ chính xác cao hơn so với siêu âm qua bụng. Nhưng lưu ý, trước khi thực hiện siêu âm qua âm đạo bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ xem kỹ thuật này có phụ hợp với sức khỏe của mình hay không.
Tổng kết
Trên đây là những giải đáp có thai bao lâu thì siêu âm được và 3 mốc siêu âm bắt buột mà mẹ bầu nên nhớ. Bạn cũng nên lưu ý răng, siêu âm không phải lúc nào cũng phát hiện ra các dị tật của thai nhi. Có nhiều trường hợp, bé chào đời mới có thể phát hiện ra dị tật. Bên cạnh đó cũng không nên siêu âm quá nhiều lần vì dễ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, nguy hiểm hơn có thể khiến thai chết lưu.
Xem thêm: trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai, sau quan hệ bao lâu thì siêu âm thấy thai, có thai bao lâu thì nghén, thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy phôi, thai bao nhiêu tuần thì siêu âm đầu dò, thai được 4 tuần có nên đi siêu âm, có thai bao lâu thì siêu âm thấy tim thai, siêu âm thai,
#Nguồn : Sưu tầm tổng hợp