Đau bụng dưới bên trái có phải có thai không, triệu trứng và cách nhận biết
Đau vùng bụng dưới là một trong những triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở nữ. Đau lâm râm bụng dưới có thể là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt, bệnh phụ khoa hoặc dấu hiệu mang thai sớm nhất. Vậy đau bụng dưới bên trái có phải có thai không?
Mục lục
Đau bụng dưới bên trái có phải có thai không?
Đau bụng dưới bên trái hay đau bụng dưới bên phải có phải có thai không? là thắc mắc của khá nhiều bà mẹ trong giai đoạn mong có con. Nhưng nếu dựa vào đau vùng bụng dưới thì chưa đủ cơ sở để có thể kết luận rằng chị em đã có thai.
Đau bụng dưới kèm theo các dấu hiệu như đau dầu, mệt mỏi, chóng mặt thì rất có thể bạn đã có thai
Tuy nhiên, trường hợp chị em đau lâm râm vùng bụng dưới dù trái phải kèm theo những dấu hiệu sau đây thì chắc chắn 100% chị em đã có tin vui rồi đấy.
– Đau đầu
Khi mang thai lượng estrogen thường tăng cao gây ra các cơn đau đầu khủng khiếp trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Một số bà bầu nhạy cảm hơn, nhiều áp lực trong công việc, đau đầu có khả năng xuất hiện ngay những ngày thai đầu tiên.
– Thường xuyên đi tiểu
Sau khi thụ thai 2 -3 tuần, bà bầu sẽ đi tiểu nhiều. Nguyên nhân là do lượng hormone HCG tăng cao. Đây là một hiện tượng phổ biến ở các thai phụ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
– Ngực đau, căng tức
Do sự gia tăng hormone nên hai đầu vú căng, nhạy cảm và dễ đau khi đụng chạm cũng như sau 2 tuần thụ tinh, vú và núm vú to ra, quầng vú sẫm màu hơn, các tuyến sữa phát triển để chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.
– Mệt mỏi, chóng mặt, khó thở
Một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất là cơ thể mệt mỏi, chóng mặt. Triệu chứng này thường xảy ra khi thai nhi 1 tuần tuổi. Nguyên nhân là do hormone progesterone trong cơ thể được tiết ra nhiều. Ngoài ra cơ thể đòi hỏi phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Mẹ thường không thích nghi kịp với những sự thay đổi này, do đó mệt mỏi căng thẳng trong giai đoạn này là điều khó tránh khỏi.
Có tới 75% chị em phụ nữ xuất hiện dấu hiệu chảy máu âm đạo khi có thai. Chảy máu âm đạo sớm nhất là ngày thứ 5 sau khi quan hệ, chậm nhất là 15 ngày. Máu có màu hồng nhạt, kéo dài vài ngày. Kèm theo đó là những cơn đau bụng lâm râm, tức ngực, không muốn ăn…
– Táo bón
Các cơ ở đường ruột bị chùng do sự tăng các hormone trong thời kỳ mang thai khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên ruột, làm rối loạn chức năng và khiến bạn bị táo bón.
Ngoài những dấu hiệu trên, bà bầu còn thường xuyên bị ợ nóng, tăng tiết nước bọt do hiện tượng trào ngược của acid vào phần dưới của thực quản.
Để biết chính xác nhất, chị em có thể sử dụng que thử thai để biết mình có đang mang thai hay không. Thử thai sau khi quan hệ tình dục từ 7-10 ngày trở lên sẽ cho kết quả tương đối chính xác.
Những bệnh lý có biểu hiện đau lâm râm bụng dưới
Nếu chỉ đau bụng dưới mà không đi kèm bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể thì rất có thể đó là biểu hiện của các bệnh lý. Cụ thể như:
Đau bụng kinh
Khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung phải co bóp để đẩy máu ra bên ngoài. Sự co bóp này gây ra các cơn đau bụng dưới. Đây là một triệu chứng thường gặp và hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên ở một vài người, đau bụng kinh có thể rất dữ dội gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và học tập. Chị em cần có chế độ ăn uống, tập luyện nhẹ nhàng, nghỉ ngơi, vệ sinh vùng kín để làm giảm các cơn đau.
Đau bụng dưới do các bệnh phụ khoa khác nhau
– Lạc nội mạc tử cung
Biểu hiện bệnh là các cơn đau dữ dội vùng dưới trong thời kỳ kinh nguyệt. Các tế bào trong tử cung thoát ra ngoài và bám vào bên ngoài tử cung và tiếp tục phát triển khiến cho bụng đau và máu ra nhiều hơn khi tới đèn đỏ.
Viêm nhiễm phụ khoa có tỷ lệ xuất hiện cao ở nữ giới ở bất kì thời điểm nào và ngay cả khi đang mang thai. Có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa, nhìn chung là do vệ sinh vùng kín sai cách, tạo điều kiện cho các…
– U xơ tử cung
Khi bị u xơ tử cung, chị em thường có các biểu hiện như rối loạn kinh nguyệt, đau tức vùng bụng dưới, máu kinh ra nhiều. Thông thường, u xơ tử cung là các u lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời nó có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc và chuyển thành u xơ ác tính.
– U nang buồng trứng
Một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ là u nang buồng trứng. U nang thường lành tính nhưng nếu hình thành ngày càng nhiều nó sẽ cản trở quá trình rụng trứng khiến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và gây đau bụng.
Ung thư buồng trứng
Là một trong những căn bệnh nguy hiểm, tế bào ung thư lây lan nhanh với dấu hiệu là các cơn đau hoành hành vô cùng khủng khiếp. Nếu không may mắc phải căn bệnh này rất có thể chị em phải cắt bỏ buồng trứng.
Viêm vùng chậu: Viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ ắt hẳn sẽ gây ra đau bụng dưới.
Mẹo nhỏ làm giảm đau vùng bụng dưới khi mang thai
Thai phụ có thể áp dụng những cách sau để làm giảm các cơn đau bụng lâm râm khi mang thai như:
– Nghỉ ngơi nhiều, nhất là lúc cơn đau ấp đến để tránh bị chuột rút
– Xuất hiện các cơn đau vùng bụng dưới trái, hãy thử nằm nghiêng sang bên phải và gác chân cao hơn đầu.
– Tắm nước ấm
– Chườm túi nước ấm quanh vùng bụng đau
– Căng thẳng lo lắng càng khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Do đó bạn phải giữ cho tinh thần luôn thư giãn, thoải mái.
– Tập một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ chậm…
– Massage lưng để làm dịu cơn đau
– Quan hệ nhẹ nhàng và chậm rãi
Kết luận
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc đau bụng dưới bên trái có phải có thai không cũng như biết được các dấu hiệu mang thai sớm nhất. Nhận biết sớm mình có thai giúp mẹ bầu kịp thời bổ sung dưỡng chất, có chế độ ăn ngủ nghỉ làm việc phù hợp để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé.