Dấu hiệu trẻ bị thiếu vi chất và cách bổ sung
Dấu hiệu trẻ bị thiếu vi chất rất dễ nhận biết, song không phải ai cũng để ý tình trạng trẻ. Hầu hết trẻ sơ sinh có đủ chất sắt được lưu trữ trong cơ thể trong ít nhất 4 tháng đầu đời. Tuy nhiên thiếu sắt (ID) và thiếu máu thiếu sắt (IDA) vẫn là mối quan tâm trong hầu hết các bà mẹ. Đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triển, sắt là tình trạng thiếu chất dinh dưỡng đơn lẻ phổ biến nhất. Vậy ở trẻ khi nào cần bổ vi chất và bổ sung như nào cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1/ Thiếu máu:
a/ Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu ở trẻ:
– Cơ thể mệt mỏi, hay cau gắt, bú không ngon miệng, lười bú.
– Da xanh xao, nhợt nhạt, môi, mắt và dưới ngón tay đóng màng.
– Khi trẻ bị thiếu máu nặng thường khó thở, dễ gặp các bệnh về tim mạch, ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của trẻ.
Vấn đề thiếu máu trong giai đoạn này còn ảnh hưởng bởi việc thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối ở mẹ bầu.
b/ Nguyên nhân:
– Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Điều này sẽ làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết gây nên tình trạng thiếu máu.
– Để tạo hồng cầu cơ thể của bé cần đủ lượng sắt, B12 và vitamin. Khi cơ thể bé thiếu sắt và vitamin dẫn tới tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu (điều này thường sảy ra ở những trẻ trên 1 tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng)
– Bệnh ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu.
– Trẻ uống sữa bò thay cho sữa mẹ dễ bị thiếu máu vì trong sữa bò có hàm lượng sắt rất thấp, dễ gây kích ứng niêm mạc của bé, làm tiêu hao sắt cần thiết dẫn đến thiếu máu ở trẻ.
c/ Các thực phẩm giúp tăng lượng máu trẻ nhỏ:
– Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.
– Đến tuổi ăn dặm các mẹ nên chọn các loại ngũ cốc giàu sắt
– Bé từ 8 tháng tuổi có thể cho bé ăn thêm rau bina (cải bó xôi), các loại đậu, thịt nạc, lòng đỏ trứng, cá gà thịt gia cầm khác.
– Mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin như ớt chuông đỏ, đủ đu, dưa vàng, dâu tây, bông cải xanh và cam để trẻ dễ dàng hấp thu sắt.
trẻ thiếu vi chất và cách bổ xung
2/ Thiếu Canxi:
a/ Dấu hiệu nhận biết thiếu Canxi ở trẻ:
– Bé dưới 6 tháng tuổi nếu thiếu Canxi sẽ hay quấy khóc, vùng đầu, gáy bé ra nhiều mồ hôi. Bé có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn.
– Với bé trên 6 tháng tuổi nếu bị thiếu Canxi bé sẽ thường xuyên ra mồ hôi trộm, bé quấy khóc về đêm, mọc răng chậm, các kỹ năng vận động (chậm biết bò, đứng, đi…) của bé chậm phát triển. Nếu để tình trạng thiếu canxi kéo dài mà cha mẹ không bổ sung kịp thời cho bé, bé có thể bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống…
* Lưu ý: Để biết chắc bé có bị thiếu canxi không, bạn nên đưa bé đi khám.
b/ Nguyên nhân:
– Do lượng canxi trong chế độ dinh dưỡng của bé không đáp ứng đủ
– Do người mẹ mắc chứng tiểu đường, nhiễm độc thai nghén…
– Do trong quá trình sinh nở ( sinh thường) bé bị ngạt, bị thiếu oxy trong máu.
– Bé không được tắm nắng hoặc thiếu chế độ tắm nắng phù hợp dẫn đến bé thiếu thiếu vitamin D và nguy cơ tụt canxi trong máu.
c/ Điều trị và phòng tránh:
– Cho bé uống canxi, kết hợp với vitamin D hàng ngày cho đến khi nào lượng canxi trong cơ thể bé ở mức cân bằng.
– Nên cho bé tắm nắng hàng ngày (trước 8h sáng) để tăng cường hấp thụ canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D.
– Cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa (chú ý nếu bé bị dị ứng)… trong chế độ ăn của người mẹ đang cho con bú.
trẻ thiếu vi chất và cách bổ xung
3/ Thiếu kẽm:
a/ Dấu hiệu nhận biết bé bị thiếu kẽm:
– Bé ăn không ngon, vị giác bất thường, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực.
– Rụng tóc , tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt
– Thiếu kẽm cũng gây sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn. Khi thấy những tình trạng trên xuất hiện trong thời gian dài 2 tuần trở lên mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để được xét nghiệm và chẩn đoán can thiệp kịp thời.
b/ Nhu cầu kẽm ở trẻ nhỏ:
– Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1 – 10 tuổi khoảng 10mg/ngày (phụ nữ mang thai cho con bú sáu tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6 – 12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.)
c/ Các thực phẩm giàu kẽm để bổ sung cho trẻ nhỏ:
– Bé dưới 6 tháng tuổi cho bú mẹ hoàn toàn để bé có thể nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
– Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2 – 3 mg/lít), sau ba tháng thì giảm còn 0,9mg/l.
– Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong ba tháng đầu ước tính 1,4mg/ngày. Do đó, các mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.
– Bé từ 6 tháng, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm và dùng các loại thực phẩm giàu kẽm là: Tôm đồng, lươn, hàu, sò, cá chép, gan heo, sữa bột tách béo, thịt bò, lòng đỏ trứng, cùi dừa già, các hạt có dầu, khoai lang, ổi, rau mùi tàu, củ cải…
* Lưu ý: Nên hạn chế cho bé ăn các loại ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ kết hợp với thực phẩm giàu kẽm vì có thể làm giảm hấp thu kẽm. Nếu bé bị thiếu kẽm và phải uống bổ sung thì không nên cho bé uống cùng lúc với canxi (nếu có) vì canxi làm tăng bài tiết kẽm, khiến việc hấp thu kẽm khó hơn. Để tăng hấp thu kẽm, mẹ nên kết hợp cho con ăn các thực phẩm giàu vitamin C.