Đau lưng khi mang thai
Mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai, phải làm sao cho hết đau?
Đau lưng khi mang thai là hiện tượng thường xuyên diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Lúc này thai nhi lớn chèn ép vào dây thân kinh dẫn đến tình mẹ bầu bị đau lưng, di chuyển khó khăn.
1. Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu đau lưng khi mang thai
Bà bầu bị đau lưng do thay đổi hormone: Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một lượng hormone relaxin sẽ giúp khung chậu của mẹ bầu giãn nở to ra để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công. Khung chậu giãn nở sẽ làm giảm đi đáng kể sự liên kết của các khớp xương, làm thiếu đi sự liên kết chặt chẽ, từ đó dẫn đến tình trạng đau lưng bên trái khi mang thai.
- Có bầu bị đau lưng do căng thẳng, quá mức: Trong 3 tháng đầu bầu bí khiến cho các cơ quan trong cơ thể không có cơ hội được thư giãn, hồi phục mà luôn ở trong tình trạng căng cứng, lâu dần các cơ sẽ mệt và lại càng căng hơn, gây đau lưng.
- Đau thắt lưng khi mang thai vì các cơ vùng bụng dần yếu đi: Các cơ vùng bụng có vai trò chủ đạo, chịu sức ép từ phía cơ thể khi các mẹ đang nằm sấp và co giãn linh hoạt nếu như các mẹ đi gập người lại.
- Dau lung o ba bau do tăng cân: Sự phát triển của con yêu và cân nặng của mẹ bầu ngày càng tăng sẽ khiến cho cột sống cũng như khung xương chậu phải gánh một sức nặng lớn, từ đó khiến
Làm sao để giảm đau lưng khi mang thai?
Thai phụ thường xuyên phải chịu tình trạng đau ở vùng lưng, đặc biệt là đau lưng khi mang thai 3 tháng cuốithai kỳ. Nguyên nhân của những cơn đau là do phụ nữ tăng cân lúc có em bé, khiến trọng tâm cơ thể bị thay đổi. Trong thời gian này, người mẹ cũng tiết ra hóc-môn làm giãn nở vùng chậu, kéo theo tác động đến các dây chằng và làm lỏng lẻo khớp xương gây ra đau lưng. Để ngăn ngừa và giảm bớt cơn đau, mẹ bầu có thể tham khảo 7 lời khuyên hữu ích dưới đây.
Giữ tư thế đúng chuẩn
Khi bụng của thai phụ lớn dần lên cùng với sự phát triển của em bé, trọng tâm cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, người mẹ có xu hướng ngã người về phía sau để giữ thăng bằng.
Nằm nghiêng khi ngủ
Thai phụ không nên nằm ngửa khi ngủ để tránh gây thêm áp lực cho vùng thắt lưng. Nằm nghiêng không chỉ giúp giảm bớt các cơn đau lưng khi mang thai mà còn tốt cho tuần hoàn máu. Lời khuyên cho bạn là nằm nghiêng sang trái, co một hoặc cả hai đầu gối. Có thể sử dụng tấm đệm thiết kế dành riêng cho bà bầu hoặc tham khảo các hướng dẫn kê gối ở chân, bụng và lưng để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ.
Luyện tập thể chất phù hợp mỗi ngày
Tập thể dục làm giảm đau thắt lưng khi mang thai: Luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe mẹ bầu như đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội,… cũng nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn, hệ xương khớp có được sự dẻo dai, hỗ trợ mẹ bầu nhằm giúp quá trình sinh nở diễn ra được dễ dàng hơn.
Cân nhắc các liệu pháp bổ sung
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng châm cứu hoặc nắn khớp xương có thể làm giảm đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, cần phải có sự đồng ý và tư vấn kỹ càng của bác sĩ nếu mẹ bầu đang dự định tiến hành các phương pháp trị liệu trên.
Trong trường hợp thai phụ bị đau lưng dữ dội khi mang thai hoặc đau lưng kéo dài hơn hai tuần, nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và theo dõi tình trạng thai kỳ. Các bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc thích hợp và an toàn cho thai nhi hoặc tiến hành các phương pháp điều trị khác.
Chườm nóng/lạnh hoặc massage
Dù chưa có nhiều bằng chứng khẳng định hiệu quả của các phương pháp trên, nhưng thực tế nhiều phụ nữ đã cảm thấy dễ chịu hơn khi tắm bằng nước ấm hay được chườm túi đá, thực hiện các động tác xoa bóp chuyên biệt và nhẹ nhàng ở vùng thắt lưng.
Vậy nên, nếu mẹ bầu đã bị đau lưng kèm theo những triệu chứng như ở trên thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị một cách phù hợp nhất
Đôi khi đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ còn là dấu hiệu của sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bạn bị đau lưng khi mang thai kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để được khám và điều trị kịp thời.