Mang thai hay bị ngứa bụng nguyên nhân vì sao
Khi mang thai đặc biệt là từ tháng thứ 5 trờ nên. khi bụng bầu to lên. Tình trạng bà bầu bị ngứa bụng là tình trạng phổ biến, thường gặp khi mang thai giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, các mẹ bà bầu bị ngứa bụng nên làm gì. Cùng EMVAME tìm hiểu nguyên nhân và giả đáp thắc mắc về vấn đề này.
Tin liên quan: 5 công dụng tuyệt vời của rau diếp cá cho bà bầu
Ngứa bụng khi mang thai là tình trạng bình thường vì da bụng sẽ phải căng ra theo sự phát triển của con yêu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu quá khó chịu thì phải làm sao? Điều này nghe có vẻ kỳ cục nhưng chỉ có phụ nữ mang thai mới hiểu được những khó khăn khi phải kiểm soát thói quen gãi bụng bầu. Tại sao mẹ bầu phải làm vậy?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa bụng.
Có nhiều nguyên nhân làm cho mẹ bầu ngứa bụng như:
+ Khi mang thai lượng nội tiết tố ở sản phụ thường tăng cao, làm ngăn cản dòng chảy tự nhiên của mật, khiến mật bị ứ động và tràn lan sang máu. Do đó, các dây thần kinh dưới da sẽ bị kích thích, tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở bụng của mẹ bầu.
+ Sự gia tăng hormone estrogen.
+ Một số mẹ bầu thường xuất hiện hiện tượng bụng bị ngứa ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân chính của triệu chứng này chính là mẹ bầu bị viêm nang lông gây ngứa.
+ Hiện tượng rạn da khi mang thai do thai nhi ngày càng lớn, làm căng da bụng tạo cảm giác ngứa ngáy.
+ Gặp dị ứng với thức ăn, kem dưỡng da…
Theo quan niệm cha ông ta thường truyền lại với nhau, bà bầu bị ngứa bụng nguyên nhân là do thai nhi mọc tóc. Nhưng theo một số nghiên cứu và các nhận định của bác sĩ chuyên khoa, cho rằng bà bầu bị ngứa bụng không phải hoàn toàn là do thai nhi mọc tóc, đây là biểu hiện của hội chứng IPC ( intrahepatic cholestasis of pregnancy) hay còn gọi là bệnh ứ mật trong gan.
Đây là tình trạng gan không thể lọc được các chất độc hại, do thay đổi của nội tiết tố khi mang thai dẫn tới thay đổi dòng chảy mật, làm cho mật trong gan tràn vào máu gây ngứa bụng ở bà bầu.
Ngoài ra bà bầu bị ngứa bụng còn do nhiều nguyên nhân khác như: bà bầu bị tăng hormone estrogen, mẹ bầu bị viêm nang lông, viêm da bọng nước, dị ứng, hiện tượng rạn da làm da bụng căng ra gây nên cảm giác ngứa ở bà bầu, cũng có thể là dị ứng với kem dưỡng da hoặc thức ăn.
Cách giảm ngứa bụng khi mang thai
Khi ngứa bụng, hẳn mẹ sẽ rất khó chịu, thậm chí tâm trạng có thể bức bối không yên. Khi đó, mẹ hãy áp dụng một số bí quyết cực hiệu quả sau đây để làm dịu vùng da bụng nhé.
- Không nên gãi: nếu bạn càng gãi thì da bạn sẽ càng kích ứng hơn;
- Dùng kem dưỡng ẩm: bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ, không có mùi thơm để có thể giảm bớt cơn ngứa tạm thời nhé. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ có hiệu quả hơn khi bạn sử dụng thường xuyên;
- Thoa kem chống ngứa hoặc dùng dầu có chứa vitamin E: bạn sẽ hết ngứa khi sử dụng loại dầu này và nó cũng sẽ rất tốt khi bạn bị đau núm vú sau khi sinh em bé;
- Tắm nước nóng: việc kết hợp tắm cùng bột yến mạch và nước ấm sẽ rất tốt cho làn da khô. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước quá nóng bởi vì có thể làm da của bạn khô nhiều hơn;
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ: cách này sẽ giúp giữ cho làn da của bạn khỏi bị khô – nhưng hãy cẩn thận, vì máy tạo độ ẩm có thể lan tỏa vi khuẩn và khiến bạn bị dị ứng nếu không sử dụng không đúng cách. Bạn nên đọc kĩ và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng máy chính xác để tránh tình trạng ngứa bụng trầm trọng thêm nhé.
Trong hầu hết các trường hợp bà bầu bị ngứa bụng, ngoài bị ứ mật trong gan hoặc ngứa bụng kèm theo các triệu chứng: vàng da, nóng rát âm đạo, bị tổn thương ngoài da, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay thì những trường hợp còn lại đều an toàn cho mẹ và bé nên mẹ bầu không cần phải lo lắng quá.