Mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới có sao không?

Mang thai tháng thứ 7 có hiện tượng đau bụng dưới có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Song các mẹ không nên quá lo lắng mà phải tìm hiểu nguyên do cũng như có những phương án xử lý nếu gặp phải tình trạng đó. Cùng EMVAME tìm hiểu qua bài sau đây.

Theo như các bác sĩ chuyên khoa sinh sản thì các mẹ bầu mang thai tháng thứ 7 do bé gò nhiều, căng cứng bụng, đau bụng dưới lâm râm là hiện tượng hết sức bình thường khi bé đang lớn dần trong bụng, mẹ không nên quá lo lắng nếu không có các dấu hiệu bất thường

Thai nhi tuần thứ 7 phát triển như thế nào?

Mang thai khi bước sang tháng thứ 7 của thai kì, em bé trong bụng mẹ đã có những thay đổi nhất định và điển hình là các ngón tay, ngón chân có màng của bé đã bắt đầu xuất hiện. Vào tháng này cơ thể người mẹ cũng đã có những thay đổi đáng kể do sự gia tăng nội tiết tố đột ngột. Vì thế mà mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn mệt mỏi và căng thẳng kéo dài trong những tháng đầu của tam cá nguyệt thứ nhất. Cùng tìm hiểu sự phát triển của thiên thân nhỏ trong tháng thứ 7 này nhé

Mang thai tháng thứ 7

Mang thai tháng thứ 7 của thai nhi em bé của bạn nặng khoảng 1,2 kg và dài khoảng 40 – 44cm. Thời điểm này hệ thống tiêu hoá và thận phát triển đầy đủ, Những móng tay cũng bắt đầu hình thành. Chính vì vậy hệ hô hấp và nhiệt độ bên trong có thể tự điều chỉnh. Vào tháng này bé cần nhiều không gian hơn trong tử cung và cảm thấy chật hẹp nên ít di chuyển. Thông thường trong tháng này bé đã định vị bản thân theo chiều dọc, đầu của bé hướng xuống dưới. Em bé bắt đầu khám phá, di chuyển cơ thể, bàn tay, ngón chân,…

Cơ thể của bà bầu sẽ ngày càng trở nên nặng nề trong tháng này và bộ ngực của bà bầu có thể bắt đầu bị rò rỉ sữa non. ngoài ra thì ợ nóng cũng khá phổ biến.

Thai nhi phát triển trong thời kỳ mang thai tháng thứ 7 đang lớn dần và đặt rất nhiều áp lực lên cơ hoành của bạn, gan, dạ dày và ruột. Trọng lượng bổ sung này có thể gây ra đau lưng. Thai nhi của bạn sẽ tạo áp lực lên phổi của bạn, khiến bạn cảm thấy khó thở. Lồng ngực và xương chậu sẽ cảm thấy đau khi em bé phát triển lớn hơn. Bạn sẽ cảm thấy mình trở lên nặng nề và vụng về, các hoạt động của bạn sẽ chậm hơn, và bạn có thể bắt đầu dáng đi lạch bạch thường thấy ở các bà bầu.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 có sao không?

Khi mang thai tháng thứ 7 mà các mẹ bị đau bụng thì được chia thành 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất, theo các chuyên gia, nếu có cảm giác đau bụng nhẹ, điều đó có thể không nguy hiểm. Nguyên nhân có thể do khi thai lớn sẽ chèn ép lên các thần kinh và các khớp gây cảm giác đau vùng thắt lưng và 2 bên hông, đây là những dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Còn trường hợp các mẹ bị đau bụng dữ dội và có kèm những triệu chứng sau đây thì có thể báo động mức độ nguy hiểm các mẹ bầu cần lưu ý:.

Dấu hiệu sảy thai

Mang thai tháng thứ 7 các mẹ vẫn có nguy cơ bị sảy thai hoặc thai chết lưu nếu như có dấu hiệu đau bụng, đau lưng, âm đạo ra nhiều máu… Tiếp theo đó là máu ở âm đạo ra ngày càng nhiều, hoặc trong tử cung có máu hoặc máu cục, gây đau bụng dữ dội. Nếu các mẹ thấy âm đạo ra một chất dịch màu hồng, bà bầu nên chú ý cẩn thận, tích cực giữ thai, nghỉ ngơi nhiều, hoặc có thể đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn.

Dấu hiệu sinh non

Nếu mang thai tháng thứ 7 đau bụng từng cơn ở vị trí tử cung, nhất là khi kèm theo ra huyết âm đạo có thể là dấu hiệu của doạ sinh non. Các mẹ cần đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu này để xem có phải đau bụng có liên quan đến thai nghén hay bị đau bụng của doạ sinh non để có cách phòng tránh kịp thời

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với các mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Tiền sản giật gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu, sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân.

Nếu các mẹ bị đau căng bụng trên kèm theo các triệu chứng đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn thì có thể mẹ đã mắc tiền sản giật nặng. Lúc này, các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để được chữa trị.

Mẹ nên làm gì khi mang thai tháng thứ 7 bị đau bụng?

Mang thai tháng thứ 7

    • Nếu là trường hợp bị đau bụng nhẹ, các mẹ hãy ngồi xuống ghế hoặc giường có điểm tựa, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.
    • Khi trở dậy, các mẹ hãy nghiêng người và dậy từ từ, dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho cơ bụng dưới.
  • Khi bị đau bụng, việc nghỉ ngơi sẽ giúp các mẹ giảm bớt sự khó chịu
  • Nếu các mẹ làm trong môi trường văn phòng phải ngồi nhiều thì nên thường xuyên đi lại, vận động cơ thể để máu huyết lưu thông, tránh tình trạng căng cơ chân, cơ bụng.
  • Vào những ngày nắng nóng, các mẹ nên uống nhiều nước để tránh bị thiếu nước, cơ thể mệt mỏi.
  • Ngoài ra, các mẹ cũng nên hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng vì chúng có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.
  • Theo các chuyên gia, nếu mang thai tháng thứ 7 bị đau bụng, tốt nhất bà bầu nên đến cơ sở y tế uy tín để nghe tư vấn và có lời khuyên đúng nhất.

Từ khóa liên quan

  • thai nhi tuần thứ 7 phát triển như thế nào
  • dau bung duoi khi mang thai thang cuoi
  • mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới
  • đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối
Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)