Giải đáp: Bà bầu nặng bụng dưới khi mang thai nguy hiểm không?

Nặng bụng dưới khi giai đoạn mang thai là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm, đặc biệt đối với những mẹ mang thai lần đầu. Trong bài viết dưới đây Emvame sẽ chia sẻ đến các mẹ về hiện tượng bà bầu nặng bụng dưới trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Tin liên quan: Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh

bà bầu bị nặng bụng dưới

Bà bầu bị nặng bụng dưới

Nguyên nhân gây tình trạng bà bầu nặng bụng dưới

Tình trạng bà bầu bị nặng và căng tức bụng dưới khi mang thai là tình trạng thường gặp ở các bà bầu. Song tình trạng này thường xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các mẹ lưu ý dấu hiệu đây.

– Quá trình hình thành phôi thai. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển đến tử cung để làm tôt, chân giả của trứng bám vào thành niêm mạc gây nên những cơn đau râm ran ở vùng bụng dưới. Khi phôi nang đã bám được vào tử cung và làm tổ ổn định thì tình trạng đau tức sẽ giảm dần.

– Kích thước thai lớn: Phôi thai lớn lên và kích thước sẽ tăng dân khi đó phôi thai sẽ chèn vào dây chằng tử cung gây ra cảm giác tức bụng đặc biệt là những lúc ho hoặc ngồi xổm.

– Táo bón thai kỳ: Kích thước phôi thai lớn lên sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu gặp nhiều cản trở. Ngoài ra nội tiết tố cũng bị thay đổi ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa gây ra tình trạng táo bón, táo bón cũng chính là nguyên nhấn gây ra cho mẹ bầu cảm giác đau râm ran.

 Triệu chứng của bà bầu bị nặng bụng dưới

Nếu bạn đang có những triệu chứng dưới đây thì bạn cần lưu ý:

– Đau râm ran, căng tức, nặng vùng dưới rốn đôi khi đau nhói một bên.

– Tần suất đau khá thưa, thu thoảng cảm thấy đau, ít khi đau rầm rộ, liên tục.

– Tỉnh thoảng đau lâm râm từ 2 -3 ngày, mức độ đau giống nhau trong các lần đau.

Bà bầu bị nặng bụng dưới có gây nguy hiểm không?

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là lo lắng của rất nhiều bà bầu. Cứ 10 bà bầu đau bụng thì đến 9 người vội vàng đi tìm bác sĩ sản (hay đến cơ sở khám sản khoa), bởi các bà đều lo sợ khi bụng có cảm giác đau.

Trên các diễn đàn, mang thai tháng đầu đau bụng dưới là chủ đề được nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những bà bầu lần đầu tiên mang thai, chưa có những trải nghiệm về thai kỳ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức trong giai đọa đầu khi thai mới làm tổ. Bà bầu cũng có thể đau bụng nếu ốm nghén và nôn ọe nhiều.

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bà bầu có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nặng bụng dưới và kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như: đau tức vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo, tăng huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn,… thì các mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh gây những hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và đặc biệt là tới thai nhi. Bởi tình trạng này là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, dọa sảy, sinh non, tiền sản giật,… nếu không được xử lý sẽ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng nặng, xuất huyết ồ ạt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là gây tử vong do mất máu quá nhiều.

bà bầu bị nặng bụng dưới

Đau bụng dưới khi mang thai nguy hiểm trong trường hợp nào?

Rau bong non

Biểu hiện thường thấy của rau bong non gồm có: Bụng dưới bị co cứng và đau tức, ra máu âm đạo bất thường.

Tiền sản giật bao gồm các dấu hiệu như

Huyết áp cao, Protein trong nước tiểu,phù, đau đầu khó chịu, buồn nôn trầm trọng, mờ mắt, đau bụng và choáng ngất…

Các triệu chứng tiền sản giật có thể bao gồm:

  • Đau hoặc đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vai trên
  • Đau đầu dữ dội sẽ không biến mất
  • Những thay đổi về thị lực (chẳng hạn như nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm hoặc sao)
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Khó thở
  • Sưng mặt hoặc bọng mắt
  • Sưng nhẹ ở tay
  • Vết sưng đột ngột và nặng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Tăng cân nhanh đột ngột (do giữ nước)

Sảy thai

Hiện tượng sảy thai thường diễn ra trong khoảng 22 tuần đầu tiên của thai kỳ. Hiện tượng này không chỉ được cảnh báo bằng việc đau tức bụng dưới, mà còn ra máu âm đạo liên tục trong nhiều giờ liền hoặc thậm chí tới vài ngày.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ nếu có hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai?

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây kèm theo đau bụng hoặc khó chịu:

    • Đau dữ dội hoặc dai dẳng
    • Xuất hiện tình trạng chảy máu
    • Sốt
    • Ớn lạnh
    • Xả âm đạo
    • Mê sảng
    • Khó chịu khi đi tiểu
    • Buồn nôn và ói mửa

Một số cách có thể giúp giảm đau bụng dưới khi mang thai

Nếu bạn bị đau nhẹ và không có triệu chứng gì nghiêm trọng hơn, hãy thử các mẹo sau để giảm đau bụng:

      • Di chuyển xung quanh hoặc tập một số bài tập nhẹ nhàng để giảm đau.
      • Tắm bằng nước ấm (không nên sử dụng nước nóng để tắm).
      • Uốn cong người về phía cơn đau.
      • Uống nhiều nước (Mất nước có thể gây ra các cơn co thắt Braxton-Hicks).
      • Thử nằm xuống nhẹ nhàng, có thể làm giảm đau do các cơn co thắt Braxton-Hicks gây ra.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa, đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Sử dụng gối ôm bà bầu khi ngủ giúp mẹ bầu thoải mái dễ chịu hơn trong khi mang thai

Bài viết có sử dụng một số tư liệu của Hellobacsi ( https://hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-bau/nguyen-nhan-dau-bung-duoi-khi-mang-thai/ )

Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)