Mẹo trị ho an toàn và hữu hiệu cho bà bầu
Mẹo trị ho an toàn và hữu hiệu cho bà bầu mà các mẹ nên biết để phòng tránh khi mang thai. Trong thời kỳ mang thai sức đề kháng cơ thể của người mẹ giảm sút hơn so với bình thường. Bên cạnh đó sự thay đối của hormone trong cơ thể đi kèm với những biến đổi về sinh lý ở giai đoạn này khiến chị em dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì thế cơ thể dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đặc biệt là viêm nhiễm đường hô hấp.
Ho là một phản xạ để làm sạch đường thở khỏi các chất gây kích thích và tăng tiết chất nhầy. Ho biểu hiện dưới dạng từng cơn hay ho khúc khắc, ho khan hoặc ho có đàm. Ho có thể xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm, ho có thể kèm theo khò khè hay khó thở.
Mục lục
Nguyên nhân gây ho trong thời kỳ mang thai
Ho có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như ho do viêm mũi xoang, ho do viêm họng, viêm thanh quản, ho do các bệnh lý của phổi,…
- Ho do chứng bệnh dạ dày thực quản trào ngược. Khi tử cung lớn dần gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.
- Nếu mẹ có cơ địa bị dị ứng, chất kích thích trong không khí có thể ảnh hưởng đến đường thở của mẹ và gây ho.
- Mẹ có tiền sử hen suyễn trước đây, thời gian mang thai có thể là yếu tố thuận lợi bộc phát cơn hen với biểu hiện ho khò khè, khó thở thì thở ra.
- Mẹ có thể bị ho trong suốt thời kỳ mang thai do co thắt phế quản, có nghĩa là các cơ của phế quản hoạt động quá mức. Nó xảy ra do dị ứng với côn trùng cắn hoặc thực phẩm nào đó. Mẹ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính hoặc quá mẫn.
- Bệnh lý thanh quản thai kỳ (Laryngopathia gravidarum) là một quá trình viêm không nhiễm trùng cấp hay mãn tính, viêm nhẹ các mô ở thanh quản ở những bệnh nhân mang thai nhiều lần . Sinh bệnh học vẫn còn chưa rõ ràng, đã được nghĩ là do tác động bất thường của hormone thai kỳ trên niêm mạc thanh quản vì bệnh giảm nhanh chóng sau khi sinh
- Có khoảng 20% đến 30% phụ nữ mang thai bị nghẹt mũi trong thời kỳ mang thai, tình trạng được gọi là bệnh viêm mũi thai kỳ (Pregnancy rhinitis). Bệnh viêm mũi này có thể được định nghĩa là các triệu chứng mũi trong quá trình mang thai kéo dài sáu tuần hoặc nhiều hơn mà không có các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp khác và không có nguyên nhân gây dị ứng nào, biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh. Bệnh nhân phàn nàn về sự nghẹt mũi mũi liên tục, kèm theo xuất tiết nước mũi. Tắc nghẽn mũi có thể dẫn đến thở bằng miệng vào ban đêm và giảm chất lượng giấc ngủ. Sinh lý bệnh học của viêm mũi thai kỳ chưa được biết. Có thể là do sự thay đổi estrogen và / hoặc progesterone, mặc dù có rất ít bằng chứng cụ thể để hỗ trợ khẳng định này
- Ho gà là một loại nhiễm trùng được đặc trưng bởi ho dữ dội. Nó được gọi là ho gà vì cuối cơn ho thường kèm tiếng rít. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên chủng ngừa Tdap giữa tuần thứ 27 và tuần thứ 36 của thai kỳ, điều này cũng sẽ giúp bảo vệ bé trong hai tháng đầu sau khi sinh. Vì con của bạn sẽ không được chủng ngừa bệnh ho gà đầu tiên cho đến khi trẻ được 2 tháng tuổi.\
- Nhiễm virus: liên quan chứng cảm lạnh hay do virus cúm, có thể xảy ra bởi vì hệ thống miễn dịch của mẹ khi mang thai đang bận rộn bảo vệ thai nhi, và điều đó làm cho mẹ dễ bị mắc bệnh.
Cách trị ho cho bà bầu:
Các bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và quản lý nhiễm trùng hô hấp, nói chung tương tự ở bệnh nhân có thai và không có thai. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ xử lý. Tuy nhiên, một số yếu tố bổ sung cần được xem xét trong thời gian mang thai, bao gồm sự thay đổi tính nhạy cảm với nhiễm trùng, thay đổi sinh lý mẹ, ảnh hưởng của nhiễm trùng và việc điều trị gây ảnh hưởng ra sao đối với bào thai.
Trong trường hợp ho thông thường, chị em có thể tham khảo những bí kíp dân gian dưới đây.
– Quất + mật ong
Các mẹ dùng tầm 10 quả còn vỏ xanh bổ đôi, để nguyên vỏ cho vào bát rồi thêm mật ong xâm xấp. Trộn đều cho thấm rồi đem hấp cách thủy 15 phút, ăn dần cả ngày. Mẹ bầu nên chịu khó ăn liên tục trong vòng 3 -4 ngày thì nhất định sẽ khỏi. Chú ý ăn luôn cả quả quất và nhai và ngậm từ từ trong miệng rồi nuốt nhè nhẹ sao cho lan đều vị the quả cổ chứ đừng nuốt sẽ tốt hơn.
– Lá diếp cá + nước gạo
Đây là bài thuốc trị ho hiệu quả từ lá diếp cá và nước gạo đã được nhiều bà bầu sử dụng thành công. Bạn lấy một ít rau diếp cá tươi xanh rửa sạch sẽ, ngâm nước muối pha loãng cẩn thẩn. Chắt lấy nước vo gạo, đổ vào xoong nhỏ chừng một bát ô tô rồi thả diếp cá vào đun sôi 15 phút thì bắc ra để uống khi còn ấm.
– Tinh bột nghệ + muối/ sữa
Một mẹo chữa ho khác cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm là sử dụng nghệ. Các mẹ lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa tinh bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày là khỏi. Nếu không thích uống bột nghệ với muối, chị em có thể thay bằng sữa nhé. Đun lên rồi uống mỗi sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng đấy.
– Tỏi + mật ong
Tỏi là gia vị thường dùng trong chế biến một số món ăn. Các mẹ có thể sử dụng tỏi để trị ho như sau : ngoài việc sử dụng nước tỏi ngâm, mẹ có thể đập dập 5 nhánh tỏi, trộn đều vào mật ong rồi đem hấp cách thủy. Các mẹ để ý tới khi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1-2 thìa cà phê trong vòng 3-4 ngày là khỏi.
Khi nào mẹ nên đi khám
Nếu các triệu chứng của bệnh ho đang khiến mẹ gặp khó khăn trong việc ăn uống hoặc ngủ, hoặc nếu ho kéo dài hơn hai ngày mà không cải thiện, nếu mẹ sốt hơn 38,5°C hoặc cao hơn. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ.,
Cuối cùng, nếu mẹ bắt đầu ho ra đàm bị đổi màu (đàm vàng hoặc xanh) hoặc nếu ho của mẹ đi kèm với đau ngực và / hoặc thở khò khè, mẹ cần đến gặp bác sỹ ngay, trong tình trạng này có thể cần phải kê đơn thuốc kháng sinh để diệt vi trùng và đánh giá các tình huống xấu có thể xảy ra.
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi:
Nhiều phụ nữ lo lắng liệu ho trong khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi hay không, đặc biệt khi triệu chứng ho kéo dài trong một khoảng thời gian dài.