Nguyên nhân bị phù chân khi mang thai và cách khắc phục
Trong những tháng cuối của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối cùng, hiện tượng các mẹ bầu bị phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp và xuất hiện ở hầu hết các bà bầu. Các mẹ bầu không nên chủ quan vì phù nề này có thể tiềm ẩn nguy cơ tiền sản giật nguy hiểm với mẹ và bé. Nếu không làm đúng cách, cùng EMVAME tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng đó.
Tin liên quan: Mang thai hay bị ngứa bụng nguyên nhân vì sao
Mục lục
Vì sao mẹ bầu bị phù chân khi mang thai?
Đa phần các mẹ bầu mang thai những tháng cuối thường tháng 7,8,9 của thai kì thường bị phù chân hay các cụ gọi là ” xuống máu chân”. Hiện tượng này cũng không quá nguy hiểm với các bà bầu, nó chỉ khiến các chị em thấy khó chịu, không thoải mái khi đi lại, bàn chân to ra đi lại khó khăn.
Vì sao bị phù chân khi có thai, khi càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được
Nguyên nhân bà bầu bị phù chân
Do khi bầu càng ngày càng lớn, lượng máu cung cấp về tim bị giảm thiểu và những tháng cuối của thai kì, trọng lượng của thai nhi tăng lên nhanh chóng, chèn ép vào ổ bụng và khiến các tĩnh mạch vùng chậu tăng áp lực từ đó máu khó chảy về tim thuận lợi. Bên cạnh đó rối loạn tuyến nội tiết gây giãn thành tĩnh mạch làm ứ trệ hệ tuần hoàn nên máu chảy về tim khó khăn hơn.
Ngoài ra còn có 1 số nguyên nhân cản trở máu chảy về tim ở phụ nữ mang thai như:
– Mẹ bầu làm việc trong điều kiện vất vả, mang vác nặng.
– Làm văn phòng mà hay có thói quen ngồi bắt chéo chân. Hay chị em bầu bí phải đứng hoặc ngồi làm việc lâu trong thời gian dài.
– Mẹ bầu tăng cân quá nhanh
– Mẹ bầu bị táo bón thường xuyên.
– Mang thai nhưng mẹ bầu vẫn đi giày cao gót.
Trên đây là các lý do chính khiến, máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch chân hoặc tay, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch gây ra hiện tượng phù chân ở bà bầu.
Theo kinh nghiệm dân gian việc mẹ bầu ăn mặn sẽ dẫn đến tình trạng bị phù nề, nhưng không hẳn đã phải vậy, mang thai nên ăn nhạt vừa đủ để thận hoạt động tốt hơn, cũng như cung cấp dinh dưỡng cho em bé tốt nhất.
Cách khắc phục chứng phù chân khi mang thai.
Hiện tượng phù chân khi mang thai ở bà bầu là bình thường. Có người chỉ xuất hiện phù nề trong một thời gian ngắn (1 vài ngày hoặc vài tuần) rồi biến mất nhưng cũng có người phù nề cho đến ngày sinh. Tham khảo các cách khắc phục, biện pháp sau đây sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn khi bị sưng phù chân.
– Chú ý chế độ ăn hàng ngày
+ Chú ý bổ sung lượng đạm hằng ngày cần thiết cho mẹ bầu, ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, sữa, cá, các loại rau xanh như đậu, súp lơ,..Ngoài ra cũng để ý lượng sắt trong thời kỳ để bổ sung cho phù hợp.
+ Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh gây đầy hơi để quá trình lưu thông máu thuận lợi, tránh bị phù nề.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu nên nằm ngủ nghiêng bên trái để giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch và tử cung giúp máu lưu thông, mẹ dễ ngủ, ngon giấc hơn.
– Tuyệt đối không nên đi giày cao gót giai đoạn mang thai vì nó khó giữ thăng bằng,dễ ngã ảnh hưởng và cực nguy hiểm cho mẹ và bé. Tốt nhất chị em nên chọn mua nhưng đôi giầy đế thấp, chất liệu mềm mại và quan trọng là đúng với cỡ chân. Khi thấy chân sưng phù đừng nên tiết kiệm không thay giầy mới mà cố sử dụng đôi giày chật sẽ càng làm bạn khó chịu.
– Trong giờ làm việc, bạn nên đứng lên đi lại, co duỗi hai chân thường xuyên để khí huyết lưu thông. Không nên đứng/ngồi lâu một chỗ, tránh ngồi xếp bằng hoặc bắt chéo chân vì tư thế ngồi này khiến mẹ bầu dễ bị tê mỏi chân do quá trình tuần hoàn máu xuống chân bị cản trở.
– Mát-xa chân cho bà bầu
+ Càng gần đến ngày sinh, đôi chân của mẹ bầu sẽ càng đau mỏi hơn. Trước khi đi ngủ chị em có thể ngâm chân nước ấm pha chút rượu gừng hoặc một nắm muối rồi kết hợp xoa bóp chân sẽ giúp các mẹ thoải mái và dễ ngủ hơn.
+ Chị em nên đi bộ nhẹ nhàng từ 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp quá trình vượt cạn sau này thuận lợi hơn.
Chớ chủ quan khi mang thai bị phù chân
Phù chân là biểu hiện bình thường khi mang thai, đôi khi chị em có thể bị phù cả tay hoặc mặt nhưng nếu mẹ bầu nghỉ ngơi hợp lý, biết cách chăm sóc cơ thể thì dấu hiệu sưng nề sẽ giảm dần. Tuy nhiên nếu phù nề chân tay kéo dài, kèm theo hiện tượng, đau đầu, đau bụng.. thì mẹ bầu phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh