Nguyên nhân đau lưng ở bà bầu

Đau lưng khi mang thai là hiện tượng mà bà bầu gặp phải tình trạng đau lưng trong suốt thai kì, là một trong những triệu chứng khiến bà bầu khó chịu nhất trong thai kì đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Cái cảm giác đau nhức lưng mỗi khi đứng lên, đi lại hoặc nằm xuống là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với mỗi phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau lưng ở bà bầu:

Nguyên nhân đau lưng ở bà bầu

1. Do cân nặng: khi mang thai, phụ nữ thường tăng trung bình từ 11 – 15 kg, nhưng sức chịu đựng của hệ xương, khớp thì không đổi. tăng cân là nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến hiện tượng đau lưng ở bà bầu vì lúc này vùng xương chậu chịu nhiều áp lực hơn bình thường.

2. Tư thế ngồi: Việc ngồi nhiều là không tốt ngay cả khi không mang thai, đặc biệt đối với người làm việc văn phòng việc ngồi nhiều là không thể tránh khỏi, để hạn chế, các mẹ nên tránh tư thế ngồi bệt, chống hai tay ra phía để giữ cho cơ thể được cân bằng sau làm cho vùng cơ ở lưng phải căng thẳng gây đau lưng.

3. Tư thế nằm: Ngay cả khi không mang thai, các chuyên gia y tế đều khuyên chúng ta nằm nghiêng về bên trái khi ngủ sẽ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, khi mang thai các mẹ nên cố gắng nghiêng trái nhiều nhất có thể khi nằm, nằm sai tư thế là nguyên nhân phổ biến nhất tại Việt Nam gây nên hiện tượng đau lưng khi mang thai

4. Tư thế đứng:khiêng đồ đạc nặng là điều không nên làm khi mang thai, khi đứng, các mẹ nên nhớ giữ thẳng lưng và đứng đều áp lực lên 2 chân, hạn chế sức nặng tập trung một vị trí hoặc một bên. Đi lại không đúng cũng là một nguyên nhân có thể gây tổn thương đến các cơ và dây chằng vùng lưng.

5. Relaxin: – hormon làm giãn cơ và dây chẳng chuẩn bị cho em bé ra đời cũng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu. Do Progesterone hay hormone thai nghén khiến cho các dây chằng giữ nhiệm vụ liên kết xương chậu và vùng lưng phía dưới bị mất tác dụng sẽ gây nên hiện tượng đau lưng ở bà bầu, hay còn gọi là chuột rút ở lưng trong thai kì.

6. Cân nặng thai nhi: Khi mang thai lưng của bạn là khung sườn giúp nâng đỡ và gánh trọng lượng của thai nhi. Thai nhi ngày một lớn, bụng sẽ to ra, cân nặng được dồn về phía trước nhiều, làm cho xương sống phải gánh nhiều lực hơn, vì vậy các bà bầu vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể sẽ đau lưng hơn ở các giai đoạn trước đó.

Mục đích mà bác sĩ khuyên chị em phụ nữ khi mang thai tránh làm việc nặng và cực nhọc là vì không chỉ ảnh hưởng đến bé mà còn vì trong giai đoạn thai sản chính là giai đoạn yếu nhất của người mẹ. Các mối hậu họa về các bệnh xương khớp của thai phụ dẫn đến hiện tượng đau lưng ở bà bầu cũng xuất phát từ việc bà bầu làm việc nặng.

Đặc biệt nếu trọng tâm trọng lượng cơ thể bé ngược lại lưng của mẹ, tức bụng bầu càng to, thì theo phản xạ tự nhiên, để làm cân bằng cơ thể, lưng của bà bầu bắt buộc phải cong về hướng ngược lại thì sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ, vô tình làm bà bầu ngày càng đau nhức và mỏi hơn.

* Hiện tượng đau lưng ở bà bầu khi mang thai tuy không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bà bầu khó chịu và gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày trong suốt thai kì, người chồng nên hiểu điều này.

Giải pháp làm giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả

Càng vào những tháng gần cuối thai kì nhất là từ tháng thứ 6 trở đi bà bầu sẽ càng đối mặt với tình trạng đau lưng ngày càng nhiều do thai nhi lớn mỗi ngày tạo ra sức nặng ép lên khung xương của người mẹ.

Lúc này đây, việc lựa chọn các giải pháp sinh hoạt cũng như tư thế nằm nghỉ như thế nào để hạn chế tình trạng đau lưng là một vấn đề được các mẹ bầu quan tâm hàng đầu. Sau đây là một số giải pháp giúp mẹ bầu giảm đau lưng:

Giải pháp làm giảm đau lưng khi mang thai

1.Tập những động tác thể dục nhẹ nhàng:

Việc tập thể dục không chỉ giúp mẹ và bé cùng khỏe hơn trong suốt thai kì mà còn giúp cho bà bầu tăng sức mạnh của cơ lưng giúp giảm đáng kể các cơn đau ở phần thắt lưng.

Những bài tập an toàn thường được các bà bầu áp dụng như bơi lội, đạp xe đạp trong nhà, đi bộ.Tuy nhiên bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn bài tập an toàn cho cả hai mẹ con nhé.

2. Massage vùng lưng bằng nước ấm hoặc thảo được thiên nhiên:

Hiện nay việc áp dụng massage trị liệu vùng lưng và toàn thân cho bà bầu khá phổ biến vì giúp các cơ ở lưng và chân được co giãn và tạo độ đàn hồinhờ đó bà bầu sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đi triệu chứng đau lưng đang gặp.

Các mẹ bầu có thể tham khảo các gói massage dành riêng cho bà bầu ở các cơ sở uy tín và chuyên nghiệp để an toàn cho mẹ và bé, giúp những triệu chứng khó chịu trong thai kì như đau lưng,đau nhức cổ, chuột rút, sung phù mắt cá chân, phù nề chân…

3. Dùng miếng dán nóng lạnh giúp giảm đau lưng:

Bà bầu dùng miếng dán nhiệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là không. Chỉ lưu ý là không lạm dụng quá nhiều và tuyệt đối không dán miếng dán nhiệt nóng lạnh lên vùng bụng bầu.
Việc đắp miếng dán nóng lạnh cách nhau là một trong những giải pháp giúp giảm đau lưng ở bà bầu đơn giản và hiệu quả tức thời cũng như là “kinh tế” nhất. Mẹ bầu thử ngay nhé, hãy đắp miếng dán lên vùng đau lưng khoảng 20 phút mối ngày, liên tục dán trong 2-3 ngày để có hiệu quả nhất nhé.

4. Ngồi đúng tư thế:

Xương sống của bà bầu chịu rất nhiều áp lực trong suốt quá trình thai kì do một phần cân nặng của mẹ tăng lên một phần khung xương của mẹ phải gánh em bé trong bụng.

Chính vì vậy nên khi bà bầu nên dùng một gối nhỏ hoặc khăn to gấp lại để ngồi tựa lưng, trong suốt quá trình ngồi bà bầu nên ngối thẳng để giúp cột sống giảm phần nào áp lực của sức nặng cơ thể đè lên xương sống, từ đó sẽ giúp giảm thiểu những cơn đau lưng đang gặp phải mỗi ngày.

5. Tuyệt đối không nằm ngửa:

Vì sao bác sĩ thường nói tư thế nằm ngửa là tư thế kị với bà bầu? Lý do là sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho mẹ mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi nữa.
Do đó, bà bầu nằm nghiêng trái ngoài việc tạo điều kiện giúp máu – oxi và dưỡng chất lưu thông tới thai nhi giúp thai nhi hấp thụ một cách hiệu quả nhất còn giúp giảm áp lực đè lên vưng lưng, thắt lưng và xương chậu đáng kể.

Tuy nhiên, khi bà bầu nằm nghiêng bụng to nên bụng bầu dễ bị trì xuống làm cho việc nằm nghiêng khó khăn. Đó là lí do vì sao bác sĩ và chuyên khoa sản khuyên mẹ bầu khi nằm nghiêng trái nên dùng gối ôm bà bầu để hỗ trợ ngoài việc cải thiện tình trạng trì bụng cũng như giảm bớt chuột rút nhờ gác chân cao, gối ôm bà bầu giúp giảm được đáng kể lực nặng đè lên xương chậu, xương sống sẽ giúp việc đau lưng được giảm đáng kể.

6. Tránh khiêng vác nặng:

Khi có thai, cơ thể thai phụ cũng thay đổi, nói đến đầu tiên là các búi dây chằng đặc biệt ở phần lưng trở nên vô cùng lỏng lẻo vì vậy bà bầu dễ gặp tai nạn hơn nếu khiêng vác vật nặng.
Nếu yêu cầu công việc phải khiêng vác, nâng đỡ bất cứ vật gì mẹ bầu hãy đưa nó về sát cơ thể cảu mình, chùng đầu gối xuống rồi khiêng từ từ, tuyệt đối không cúi lưng cũng như vặn người nhé. Nếu được bà bầu nên nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh, đừng ngại ngùng nhé.

7. Không nên đi giày cao gót:

Với chị em phụ nữ thì giày cao gót là một trong những sản phẩm làm đẹp được lựa chọn hàng đầu vì chúng không chỉ khiến vóc dáng trở nên thanh mảnh hơn mà còn giúp chị em tự tin trong việc giao tiếp, diện trang phục.

Tuy nhiên, với bà bầu và thai nhi thì giày cao gót lại là một trong những “kẻ thù” vô cùng nguy hiểm mà các mẹ bầu cần cân nhắc nên nói không chỉ vì tính chất nguy hiểm mà còn là khắc tinh làm cho lưng của mẹ bầu trở lên đau đớn hơn vì khi đi giày cao gót thì toàn bộ sức nặng của cơ thể bà bầu dồn xuống lưng và chân gây ra việc đau lưng trầm trọng.

Kết luận: ngoài các lưu ý các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước dùng bất kì cách nào kể cả các cách dân gian truyền miệng để giảm đau lưng cho bà bầu, vì bà bầu rất nhạy cảm, chúc các mẹ có thai kì khỏe mạnh.
Nếu thấy bài viết hữu ích xin share về facebook bằng icon phía dưới giúp tác giả có nhiều động lực viết bài hữu ích hơn cho những vấn đề khác ạ.

Đau lưng khi mang thai,giảm đau lưng ở bà bầu, bà bầu đau lưng bên trái, bà bầu đau lưng có nên đấm lưng, bà bầu đau lưng có được dán cao, bà bầu bị đau lưng 3 tháng cuối, bà bầu đau lưng dữ dội, bà bầu bị đau lưng trên, đau lưng khi mới thụ thai, đau lưng khi mang thai tháng thứ 4,

Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)