Suy thai và giải pháp phòng tránh khi mang thai
Suy thai có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thậm chí khiến thai chết trong tử cung hoặc khi chuyển dạ. Dó đó, mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ về suy thai
Suy thai là một trong những hiện tượng thai chết lưu rất nghiêm trọng mà nhiều bà bầu có nguy cơ phải đối mặt trong suốt giai đoạn thai kỳ. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc bị tác động đến khả năng hình thành, phát triển của não bộ, dẫn đến nguy cơ bị đần độn, chậm phát triển ngôn ngữ… khi sinh ra. Nhận biết các nguy cơ suy thai là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Tin liên quan: Mách bạn những loại thực phẩm tốt cho buồng trứng
Mục lục
Suy thai là tình trạng gì?
Suy thai là hiện tượng thai nhi bị thiếu oxy khi ở trong bụng mẹ hoặc trong thời gian chuyển dạ dẫn đến tình trạng thai bị chết lưu, não bộ thai nhi bị thương tổn nặng hoặc nhẹ tùy theo mức độ cấp cứu, bù đắp oxy lên não kịp thời.
Nguyên nhân gây suy thai thường vì một lý do bất ổn nào đó khiến nhau thai bị thoái hóa, hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi oxy giữa mẹ và bé bị tác động, ngưng trệ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trầm trọng, ion hydro (điện giải) trong máu bị rối loạn, tất cả yếu tố này đã dẫn đến hiện tượng suy thai.
Có 2 hiện tượng suy thai:
– Suy thai mãn tính là hiện tượng suy thai diễn ra chậm rãi trong suốt thai kỳ. Suy thai mãn tính không có những biểu hiện rõ ràng nên khó để nhận biết sớm. Đến khi chuyển dạ, nó có khả năng chuyển nhanh sang suy thai cấp, rất nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, bà bầu cần đi khám thai kỳ đều đặn để phát hiện sớm nhất các bất thường, nhằm có hướng điều trị thích hợp. Nếu nhẹ, mẹ có thể chỉ cần nghỉ ngơi, thay đổi chế độ dinh dưỡng và ổn định tâm lý. Trường hợp nặng cần phải đến bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi hàng ngày.
– Suy thai cấp tính thường đến một cách đột ngột khi người mẹ chuyển dạ. Chính vì sự bất ngờ như thế này mà không ít trường hợp thai nhi đã bị tử vong trong quá trình lọt lòng. Nếu may mắn sống sót, bé cũng sẽ chịu những ảnh hưởng nặng nề về thần kinh và cả thể chất. Do tính chất nghiêm trọng này, các trường hợp suy thai cấp luôn đòi hỏi khả năng ứng biến và xử trí nhanh nhạy của các bác sĩ.
Hậu quả của suy thai như thế nào?
Trong trường hợp suy thai không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể khiến thai nhi ngày càng yếu đi và có thể chết trong tử cung của mẹ. Nếu may mắn sống sót và chào đời, bé có nguy cơ nhận phải gánh chịu những hệ lụy nghiêm trọng về thần kinh như đần độn, động kinh, chậm phát triển ngôn ngữ… Suy thai để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Dấu hiệu nhận biết suy thai
– Cử động thai bất thường, yếu và chậm là một trong những dấu hiệu đầu tiên mẹ cần lưu tâm để báo ngay cho bác sĩ của mình. Trong tình huống xấu nhất có thể thai nhi đã chết và không còn duy trì hoạt động thai máy.
– Sự biến sắc của nước ối được phát hiện qua siêu âm cũng là một dấu hiệu rõ ràng nhất để phát hiện suy thai.
+ Nếu ban đầu nước ối trong hoặc có màu trắng đục nhưng sau đó lại biến đổi thành màu vàng sẫm thì đây là một dấu hiệu của suy thai và rất cần để được xử lý sớm.
+ Nếu màu ước ối xanh chứng tỏ trước đó có hiện tượng suy thai nhưng đến thời điểm hiện tại ối trong. Lưu ý, trường hợp này vẫn tiếp tục được theo dõi vì có thể nó chỉ mang tính chất tạm thời.
+ Nếu trong nước ối phát hiện dải phân su, có khả năng xảy ra suy thai trong quá trình chuyển dạ.
Những phụ nữ có nguy cơ bị suy thai cao
– Những phụ nữ mang trong mình những căn bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh thận, huyết áp cao, tiểu đường, suy hô hấp, thiếu máu… đều là đối tượng có nguy cơ bị suy thai cao.
– Trong thai kỳ và trong quá trình chuyển dạ có những biểu hiện như bất thường về ngôi thai, vỡ ối non, thiếu ối, rau tiền đạo, vôi hóa bánh nhau, nhiễm độc thai nghén hoặc chuyển dạ kéo dài… cũng là nguy cơ dẫn đến suy thai.
– Trường hợp tràng hoa quấn cổ thai nhi cũng có nhiều khả năng dấn đến suy thai cấp tính hoặc có thể mất tim thai.
– Người mẹ mang thai bị giảm hoạt động tuần hoàn ngoại vi cũng làm cản trở đến quá trình trao đổi máu và oxy đến thai nhi gây nên hiện tượng suy thai.
– Những mẹ bầu có thói quen nằm ngửa cũng dễ bị suy thai, do tử cung chèn vào động mạch chủ khiến máu lưu thông đến tử cung bị giảm đi. Trong trường hợp tử cung đè lên tĩnh mạch chủ sẽ làm cản trở máu về tim và khiến thai nhi bị tụt huyết áp. Những phụ nữ có bệnh mãn tính thì nguy cơ suy thai cao hơn.
Cách phòng tránh suy thai.
– Khám thai đều đặn để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường trong thai kỳ.
– Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
– Vận động nhẹ nhàng để thăng cường thể lực cho mẹ.
-Tập thói quen nằm nghiêng để bảo vệ an toàn cho thai nhi.
– Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như thai máy yếu hoặc không máy, nhịp tim thai rối loạn, xuất huyết âm đạo hoặc có những cơn co bất thường… cần đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.
Ngăn ngừa nguy cơ suy thai
Cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ suy thai là khám thai định kỳ đủ 6-8 lần trong suốt thai kỳ, người mẹ cần đảm bảo tăng ít nhất 20% cân năng chứng tỏ cơ thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Nguy cơ suy thai tuy có khả năng xảy ra ở bất kì thai phụ nào, song nếu biết lưu ý và chăm sóc cơ thể đúng cách, thai nhi sẽ được đảm bảo an toàn trong suốt thời gian mang thai.
Nguồn: tổng hợp