Trẻ con đi ngoài mấy lần trong ngày là bình thường
Việc bị đi ngoài cũng phản ánh rõ tình trạng sức khỏe của bé, do hệ miễn dịch của em bé yếu và rất nhạy cảm vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vì thế em bé bị đi ngoài ít hoặc nhiều khiến các mẹ rất long lắng liệu em bé nhà mình có làm sao không, có mắc bệnh gì không. Cùng EMVAME tìm hiểu các thắc mắc trên đây.
Mục lục
Trẻ sơ sinh đi cầu ngày mấy lần?
Hằng ngày, em bé được bổ sung lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ, mỗi em bé đều có những khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khác nhau, nên bé đi ngoài cũng khác nhau. Nhưng bé đi ngoài ngày mấy lần là bình thường. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều có sao không?
Thông thường, sau khi sinh khoảng 6-12 giờ bé sẽ đại tiện phân su. Lúc này phân của bé gọi là “Phân su” thường không có mùi, có màu xanh đậm, ướt, dạng lỏng và bé sẽ đi ngoài phân su khoảng 2-3 ngày sau sinh. Màu sắc nó sẽ thay đổi khi bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Trẻ sơ sinh đi cầu ngày mấy lần là bình thường
Trong trường hợp các bé hoàn toàn khỏe mạnh, và hoàn toàn bú sữa mẹ thì số lần đi đại tiện rơi tầm khoảng 5 -10 lần, nhưng có những bé khoảng 2 3 hôm sau mới đi ngoài một lần.Trường hợp phân lỏng, màu vàng, xen lẫn chút nước thì không đáng lo.
Còn với những bé bú sữa ngoài theo công thức, việ đi đại tiện sẽ ít hơn so với bú sữa mẹ, khoảng 1-3 lần. Tùy thuộc vào loại sữa bé uống mà số lần đại tiện sẽ khác nhau, phân sẽ có màu nhạt hơn, có mùi và có dạng dẻo. Mẹ nên lưu ý khi bé bú sữa công thức thường rất dễ táo bón nên cần phải thường xuyên kiểm tra phân của bé để có biện pháp điều trị kịp thời.
Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bất thường
Nhiều mẹ hay so sánh cùng tháng tuổi, tại sao bé nhà mình đi đại tiện ít hơn các bé cùng tháng, nhưng điều này thì không đáng lo, vì có thể do lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ không cung cấp đủ cho bé. Các mẹ cần chú ý, phân bé đi lỏng, mềm thì bình thường. Trong trường hợp đang đều và bình thường thì số lần đi ngoài của bé tăng lên, đi nhiều lần, và nước tiểu có dấu hiệu khác lạ thì cần đi khám ngay cho bé để tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục kịp thời. Chúng tôi tổng hợp một số cách nhận biết các loại bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh:
1/ Táo bón
Trẻ bị báo bón là hiện tượng thường xuyên gặp phải khi bé ti mẹ,nguyên nhân có thể mẹ bầu ít ăn dau xanh, thiếu chất xơ,nên bé mới có hiện tượng như vậy và bé 4,5 hôm không đi ngoài. Hiên tượng nếu đi thì dặn, vón cục, khô, cứng, em bé quấy khóc, khó chịu, bụng cứng cứng thì khả năng trẻ bị táo bón rất cao. Đồng thời, mẹ cũng nên lưu ý chế độ ăn uống của bé, nên cho bú nhiều hơn để làm lỏng phân.Hệ tiêu hóa của bé rất yếu và khác người lớn vì vậy khi có dấu hiệu vặn mình khi đi đại tiện cần đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho mẹ cũng cực kỳ quan trọng, mẹ nên ăn uống các loại thực phẩm giàu chất xơ, tránh thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Uống đủ nước mỗi ngày, tránh uống trà, cà phê và các loại thức uống có ga.
Các triệu chứng khi bé bị táo bón
Bé bị táo bón thường quấy khóc, phân có dạng nhỏ hoặc lớn, vón cục
Nguyên nhân gây táo bón:
– Sốt
– Mất nước
– Thay đổi lượng nước uống
– Chế độ ăn uống bị thay đổi
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc
2/ Tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, các mẹ chú ý đến phân khi đi vệ sinh của bé, phân sẽ lỏng, số lần đi đại tiện nhiều và lượng phân cũng nhiều hơn. Tuyệt đối, các mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa con đi khám bác sĩ để tránh mất nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những nguyên nhân bị tiêu chảy gây ra như:
– Nhiễm trùng, viêm dạ dày, viêm ruột
– Phản ứng với thuốc
– Nhạy cảm hoặc bị dị ứng với thức ăn
3/ Phân có màu xanh lá
Hiện tượng bé đi ngoài có mầu xanh lá, là hiện tượng trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc loại sữa đang bú không phù hợp với bé, có thể do nhiều dinh dưỡng quá, em bé không hấp thụ được hết dẫn đến hiện tượng đó. Mẹ có thể đổi loại sữa khác phù hợp với hệ tiêu hóa của bé, cho bé bú xong một bên ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia. Các mẹ chú ý đến lượng thức ăn và theo dõi phân bé.
Nguyên nhân có thể là:
– Nhạy cảm với một loại thức ăn
– Tác dụng phụ của thuốc
– Thói quen, giờ giấc bú sữa của bé
– Vi khuẩn đường ruột
4/ Phân nhạt màu
Phân có màu nhạt là dấu hiệu của bệnh vàng da. Bệnh vàng da khiến da và tròng trắng mắt của bé ngả vàng và thường là tự hết trong một vài tuần sau khi ra đờiĐể hiểu rõ về bệnh cũng như xác định con mình có mắc bệnh hay không, các mẹ hãy cho bé đi khám để được thăm khám và đưa ra pháp đồ điều trị
Phân của bé như thế nào là bình thường
1. Phân của trẻ sơ sinh khi bú mẹ
Sữa đầu của mẹ rất tốt giúp nhuận tràng đẩy giúp đẩy phân su ra khỏi cơ thể của bé. Sau khi bú sữa mẹ khoảng 3 ngày, màu phân của bé sẽ thay đổi, phân có màu sáng hơn, chuyển từ màu xanh nâu sang màu vàng, có mùi hơi ngọt. Phân dạng lỏng pha nước, đôi khi có lợn cợn hoặc vón cục nhưng mềm.
2. Phân của trẻ sơ sinh khi bú sữa ngoài.
Phân của trẻ sơ sinh khi bú sữa ngoài khác hoàn toàn so với bú sữa mẹ, đầu tiên là lượng phân nhiều hơn vì sữa công thức không thể được tiêu hóa hoàn toàn như sữa mẹ. Màu phân vàng nhạt hoặc nâu vàng, có mùi thối.
3. Khi trẻ chuyển từ bú mẹ qua bú sữa ngoài
Khi bé đang bú mẹ mà chuyển qua bú sữa ngoài phân sẽ chuyển màu sẫm hơn, đặc. Mẹ cần lưu ý, trước khi chuyển qua sữa công thức mẹ nên cho bé làm quen với sữa, dùng xen kẻ với sữa mẹ trong nhiều tuần để hệ tiêu họa bé có thể thích nghi được và giúp ngăn ngừa táo bón. Qúa trình này cũng giúp mẹ giảm nguy cơ đau, sưng và viêm ngực vì lượng sữa tiết ra nhiều. Khi bé đã quen với sữa công thức, bé sẽ đi ngoài bình thường như bú sữa mẹ.
4. Khi trẻ ăn dặm
Ăn dặm sẽ có nhiều ảnh hưởng đến phân của bé. Nếu cho bé ăn cà rốt nghiền thì phân sẽ có màu cam sáng, các thực phẩm giàu chất xơ như nho khô, các loại đậu sẽ không được tiêu hóa mà xuất hiện nguyên vẹn trong phân. Điều này sẽ thay đổi khi bé lớn hơn, hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Ngoài ra mẹ cũng nên lưu ý đến màu nước tiểu của trẻ. Ở những trẻ sơ sinh khỏe mạnh nước tiểu sẽ có màu trong suốt cho đến vàng, vàng sẫm. Nước tiểu có màu vàng đậm, đặc là biểu hiện cho thấy bé không uống đủ nước. Nếu thấy một vệt hồng trong tã và đó không phải làu máu mà là nước tiểu co đặc, kéo dài nhiều ngày, trẻ cần được thăm khám dù số lần đi tiểu của bé vẫn là bình thường.
Những thông tin trên đây góp phần cung cấp những thông tin cần thiết giúp mẹ chăm con tốt hơn. Khi thấy bé có bất kì dấu hiệu tiêu hóa bất thường nào mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà hay nghe lời khuyên chăm con từ các bà mẹ khác, cần kịp thời đưa bé đi khám, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục bệnh sớm nhất.