Trẻ em bị chân tay miệng nên ăn những món ăn gì
Khi trẻ bị chân tay miệng, thường rất khó chịu và miếng ăn, lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cho bé là điều vô cùng quan trọng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết hơn việc trẻ em bị chân tay miệng nên ăn những món ăn gì
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ bị chân tay miệng thường rất biếng ăn nên cần chọn thực phẩm mềm, mịn, mát lạnh tạo cảm giác dễ chịu như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai…
Trẻ con đi ngoài mấy lần trong ngày là bình thường
Mục lục
Bệnh chân tay miệng là gì ?
Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch.
Các triệu chứng của bệnh
Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.
Dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng
– Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol.
– Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ
– Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh
Phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ
Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân – Miệng cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt khác tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.
Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ…
Những món ăn bổ sung dinh dưỡng cho bé khi bị chân tay miệng
Trứng
Trứng là món ăn thơm ngon giàu protein, mềm và giúp trẻ không đau đớn trong quá trình nhai nuốt. Ngoài ra, bạn có thể chế biến trứng thành nhiều món khác nhau như chiên, luộc, hấp, nấu canh để thay đổi mùi vị cho bé ăn mỗi ngày.
Các món cháo
Do bị các mụn bọng nước trong miệng khiến bé khó chịu vì vậy cháo loãng là món ăn giúp bé ăn dễ dàng, dễ ăn và ăn súp để bổ sung năng lượng. Lưu ý, bạn chỉ nên nấu cháo loãng, súp với thịt hoặc một số loại rau củ và tránh cá cũng như đồ ăn có vị tanh.
Quả đu đủ chín
Đu đủ là loại thực phẩm có vị ngọt và mềm, sẽ không ma sát lên các vết loét trong khoang miệng gây đau khi trẻ ăn mà còn làm dịu chúng. Đồng thời, đu đủ còn giàu vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ.
Bột sắn dây
Bột sắn dây là loại thực phẩm được đánh giá cao, bản chất sắn dây mát, vốn là một loại thuốc quý, có tác dụng làm dịu làm mát toàn cơ thể
Khoai tây
Khoai tây là một dạng tinh bột, nó bao gồm vitamin C, vitamin B6, mangan, phốt pho, niacin và acid pantothenic trong thành phần và có thể dùng để thay thế các loại cháo, bột, súp mà con bạn đang dùng.
Các loại hạt đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành… đều có hàm lượng cao của các vitamin và khoáng chất giúp bổ sung năng lượng, tăng cường sự mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch.