Uống nước mía tháng thứ mấy là tốt nhất cho bà bầu
Nước mía là một loại thức uống giải khát được làm từ mía bằng phương pháp xay ép cây mía để lấy nước. Loại đồ uống này được phổ biến ở châu Á, Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh. Nước mía là thứ đồ uống được ưa chuộng vì có tác dụng giải nhiệt và giá thành rẻ. Và nước mía rất tốt cho bà bầu nhưng phải đúng cách và lượng dùng.
Phụ nữ mang thai có thể uống nước mía từ tháng thứ 3, 4, 5, không nên uống quá nhiều nước mía một lần, uống 1-2 ly/ ngày, hạn chế uống vào buổi tối & buổi sáng sớm vì nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
Mục lục
Dinh dưỡng trong nước mía các mẹ bầu nên biết.
Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tình bình, có tác dụng thanh nhệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nuớc tiểu đỏ và rất bổ dưỡng, nên được dùng để chữa nhiều bệnh.
Ngoài thành phần chính là đường tư nhiên thì trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt cũng như các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác. Đây là những yếu tố cực kì quan trọng cho sự phát triển của thai kì. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn. Một ly nước mía đá lạnh có thể khiến mẹ bầu xua tân được cơn nóng trong những ngày nắng nóng hiệu quả.
Tác dụng của nước mía với phụ nữ mang thai
Nước mía giúp giảm ốm nghén
Nếu các mẹ bầu có triệu chứng nghén nặng có thể sử dụng như một ly nước mía hòa cùng với một ít bột gừng hoặc gừng tươi đập nát để làm giảm các biểu hiện của nghén. Nên chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày chắc chắn các mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn nhiều đấy.
Nước mía làm đẹp da
Trong 9 tháng “mang nặng” làn da chính là bộ phận bị tổn thương nhiều nhất. Hiện tượng dạn da, nổi mụn, nhăn da và thâm quầng da là điều mà nhiều bà bầu gặp phải. Trong nước mía có chứa chất axit alpha hydroxyl có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về da rất hiệu quả.
Nước mía tăng cường hệ miễn dịch ở phụ nữ mang thai
Nước mía có chứa một lượng chất chống oxy hóa và từ đó có khả năng thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh như ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy là tốt nhất?
Bà bầu nên uống nước mía nhiều vào 3 tháng giữa tháng 3,4 và 5 sau đó giảm dần từ các tháng tiếp theo. Nhiều mẹ băn khoăn và đã gửi những câu hỏi như ” Em mới mang thai được 2 tháng có nên uống nước mía hay không? và uống như thế nào là đủ? và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé”. Các mẹ hoàn toàn yên tâm. khi uống nước mía ở các tháng đầu tiên cũng mang lại dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến thai nhi. Người ta khuyên là hạn chế uống nước mía trong những tháng đầu tiên vì nước mía có tính hàn, dễ gây lạnh bụng và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Lưu ý khi bà bầu uống nước mía
Những công dụng của nước mía đối với sức khỏe bà bầu là điều đã được kiểm chứng. Tuy nhiên, bạn không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Các mẹ bầu không nên lạm dụng nước mía mỗi ngày và có thể gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, khi mang thai, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Việc ưu tiên duy nhất một thành phần dinh dưỡng nào đó đều rất không tốt. Ngoài ra, năng lượng trong nước mía rất nhiều nên nếu uống quá nhiều sẽ làm mẹ bầu tăng cân, không những gây hại đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, khiến mẹ mất tự tin.
Mẹ bầu cũng nên hạn chế uống nước mía với đá lạnh vì chúng là nguyên nhân khiến cho thai nhi gây nên những kích ứng với mẹ bầu và có thể gây co bóp cổ tử cung dẫn đế hiện tượng động thai
Với những gợi ý trên đây, hi vọng các mẹ bầu sẽ có thêm cho mình những kiến thức cũng như có thể trả lời được câu hỏi: Bà bầu có nên ăn mía, uống nước mía trong 3 tháng đầu không? Chúc các bạn mẹ tròn con vuông nhé!