Bà bầu bị chóng mặt buồn nôn có ảnh hưởng thai nhi?

Bà bầu bị chóng mặt buồn nôn trong 3 tháng cuối hoặc giai đoạn mới mang thai thường do thiếu máu do thiếu sắt, ăn uống kém do nghén nhiều trong trường hợp này cần nghỉ ngơi nhiều, bổ sung sắt, vitamin, acid folid.

Vì sao bà bầu bị chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi?

Chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn là hiện tượng dễ gặp phải khi mang thai đặc biệt trong gia đoạn các mẹ ốm nghén. Buồn nôn thường xuất hiện lúc mới thức dậy, nhưng cũng có thể rải rác trong ngày, xảy ra thường xuyên hơn từ tuần thứ sáu và kéo dài đến cuối quý đầu tiên cảu thai kỳ.

Những yếu tố làm phát sinh buồn nôn không tuân thủ một nguyên tắc nào cả. Với một số người, đó có thể là mùi chiên xào thức ăn, số khác lại là mùi thuốc lá, thậm chí một số người rất sợ thức ăn mà họ quen dùng bấy lâu nay, có người còn sợ mùi mỹ phẩm mà họ quen dùng. Vì vậy có lúc nhiều phụ nữ mang thai thích dùng nước ép trái cây lúc điểm tâm thay vì trà hay cà phê.

Thường người ta viện dẫn nguyên nhân liên quan đến hormone. Ðôi khi, triệu chứng buồn nôn báo hiệu trường hợp có bầu sinh đôi và trong một số trường hợp cực hiếm, vấn đề phát triển lúc mang thai, dạng dị thường của nhau thai…

Người ta biết rằng một số yếu tố tâm lý cũng có thể có liên quan đến trạng thái buồn nôn, chẳng khác nào cơ thể phản ứng lo âu trước việc mang thai. Nhưng điều đó không giải thích được hết tất cả và hơn nữa, mức độ những cơn khó chịu thay đổi ở từng người. Một số chịu đựng chỉ vài tuần lễ và theo từng giai đoạn, số khác thì chịu đựng lâu hơn hoặc với mức độ cao hơn.

Bà bầu bị buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai không có gì là trầm trọng vì vậy các mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên nên theo dõi nếu kèm theo các dấu hiệu khác đồng thời tình trạng có vẻ nặng hơn so với thông thường hoặc nếu các biện pháp khắc phục đơn giản đã đưa ra ở trên không hiệu quả, chóng mặt kéo dài, thường xuyên hoặc bị ngất, bạn cần đi khám bác sĩ.

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị chóng mặt kèm theo nhức đầu nặng, mắt mờ, líu lưỡi, đánh trống ngực, tê liệt, ngứa ran, chảy máu, hoặc bị ngất lịm. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn với bạn hoặc em bé.

Thời gian đầu trong thai kỳ, đau bụng kèm theo chóng mặt có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, cần phải chú ý ngay lập tức.

Một số ít phụ nữ mang thai có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng, ói mửa xối xả, bị đi bị lại, ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc, hiện tượng bệnh lý này được y học gọi là ói mửa do thai nghén, lúc đó phải đến bệnh viện điều trị.

Chữa chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi cho bà bầu trong giai đoạn nghén

Bà bầu khó có thể ngăn ngừa hoàn toàn việc chóng mặt khi mang thai nhưng có nhiều cách để bạn giảm hiện tượng mệt mỏi này, ví dụ như:

  • Đứng dậy từ từ sau khi nằm hoặc ngồi
  • Tránh đứng lâu tại một điểm. Nếu bạn phải đứng trong một thời gian dài, cố gắng di chuyển tại chỗ hoặc vận động chân thường xuyên nhằm tăng lưu lượng máu lưu thông.
  • Tránh tắm ở nhiệt độ quá nóng.
  • Mặc quần áo thoải mái để tăng lượng máu lưu thông
  • Ăn uống đều đặn. Việc bỏ bữa hoặc để quá đói cũng là nguy cơ dẫn đến chóng mặt.
  • Tránh nằm ngửa khi đang mang bầu tháng thứ 4,5.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cảm giác choáng váng khi bị đói hay khi đứng dậy quá nhanh thường không đáng lo ngại. Bạn nên đi khám nếu bị choáng váng liên tục, hoa mắt nặng hoặc hoa mắt sau khi bạn bị chấn thương ở đầu.

Nên đi khám nếu hoa mắt có liên quan đến việc thay đổi thị giác, khó phát âm, ra máu hoặc bạn bị ngất. Một trong những dấu hiệu trên có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến thai.

Tóm lại: chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, mắc ói là những hiện tượng bình thường, thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu do sự thay đổi hoocmon trong cơ thể của người mẹ, sang tháng thứ 4, 5 hiện tượng này sẽ giảm dần. Khắc phục hiện tượng chóng mặt bằng cách: đứng lên ngồi xuống, thay đổi tư thể chậm lại, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh vận động nặng, tránh nằm ngữa, chia nhỏ bửa ăn, ăn uống đầy đủ thì từ từ cơ thể sẽ dần thích nghi & tự khỏi.

  • chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa
  • dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa
  • bà bầu chóng mặt phải làm sao
  • bà bầu bị chóng mặt buồn nôn
  • chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối
Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)