Bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng nguyên nhân và cách phòng tránh

Bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng nguyên nhân triệu chứng và cách phòng tránh các mẹ nên biết. Giai đoạn mang thai của người phụ nữ chính là giai đoạn khó khăn nhất khi  nhiều triệu chứng mới lạ và không hề có kinh nghiệm giải quyết. Thế nên nếu bạn đang là bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng thì đừng nên bỏ qua bài viết này nhé!

Tin liên quan: Có nên xoa bụng khi mang thai và những lưu ý

Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai

Ngứa bụng là một triệu chứng khá phổ biến khi mang thai do hiện tượng sau đây:

1. Bụng trở nên to ra

Thông thường, ngứa bụng là do tử cung đang phát triển khiến da bị căng ra, dẫn đến tình trạng da mất độ ẩm và cảm thấy ngứa và sự phát triển của thai nhi khiến da bụng dần giãn ra, trở nên khô, khó chịu và gây ngứa ngáy cho người mẹ.

2. Nội tiết thay đổi

Sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt khi nồng độ estrogen tăng cao là nguyên nhân gây cảm giác ngứa bụng

Nguyên nhân thứ hai là do sự phát triển của thai nhi khiến da bụng dần giãn ra, trở nên khô, khó chịu và gây ngứa ngáy cho người mẹ.Bị nổi mẩn hoặc gây ngứa trên vùng bụng sẽ không gây ảnh hường đến thai nhị và sẽ tự động hết sau khi sinh. Tuy nhiên, việc ngứa ngáy khó chịu của những vết dị ứng này cũng sẽ khiến cho mẹ bầu bị stress và căng thẳng thần kinh nếu không được giải quyết triệt để.

3. Các yếu tố môi trường

Nguyên nhân thứ ba ít xuất hiện hơn là do dị ứng với môi trường, thời tiết hoặc với thức ăn.

Bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng

Nguyên nhân bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng

Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu hết ngứa bụng khi mang thai

Khi ngứa bụng, hẳn mẹ sẽ rất khó chịu, thậm chí tâm trạng có thể bức bối không yên. Khi đó, mẹ hãy áp dụng một số bí quyết cực hiệu quả sau đây để làm dịu vùng da bụng nhé.

Không nên gãi: nếu bạn càng gãi thì da bạn sẽ càng kích ứng hơn;
Dùng kem dưỡng ẩm: bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ, không có mùi thơm để có thể giảm bớt cơn ngứa tạm thời nhé. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ có hiệu quả hơn khi bạn sử dụng thường xuyên;
Tắm nước nóng: việc kết hợp tắm cùng bột yến mạch và nước ấm sẽ rất tốt cho làn da khô. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước quá nóng bởi vì có thể làm da của bạn khô nhiều hơn;
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ: cách này sẽ giúp giữ cho làn da của bạn khỏi bị khô – nhưng hãy cẩn thận, vì máy tạo độ ẩm có thể lan tỏa vi khuẩn và khiến bạn bị dị ứng nếu không sử dụng không đúng cách. Bạn nên đọc kĩ và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng máy chính xác để tránh tình trạng ngứa bụng trầm trọng thêm nhé.
Thoa kem chống ngứa hoặc dùng dầu có chứa vitamin E: bạn sẽ hết ngứa khi sử dụng loại dầu này và nó cũng sẽ rất tốt khi bạn bị đau núm vú sau khi sinh em bé

Bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng nên làm gì để chữa trị triệu chứng khó chịu này?

Thường xuyên thay quần áo, mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, có độ thấm hút cao và đặc biệt tránh ánh nắng mặt trời.

·   Nên tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm hoặc lạnh tránh không sử dụng nước nóng vì da sẽ rất mau khô và dễ gây ngứa.

Ăn nhiều các loại rau xanh, ví dụ như rau cải xanh, bông cải…

Ăn nhiều trái cây tươi để cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin cho cơ thể

Không nên ăn các thực phẩm cay, nóng, đồ chiên xào hoặc đồ nướng, trường hợp mẹ bầu có cơ địa dị ứng nên tránh các thức ăn dễ bị dị ứng, cung cấp thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A.

· Nên uống nhiều nước và đều đặn hằng ngày và ít nhất từ 2,5 – 3 lít/ngày.

· Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, giúp mẹ thoải mái hơn phương pháp này cũng sẽ giúp bạn sinh nở thuận lợi hơn đấy.

· Theo như tự nhiên mẹ bầu sẽ gãi khi bị ngứa, nhưng theo khuyến cáo của các bác sĩ thì tuyệt đối không được gãi, vì như vậy sẽ làm kích ứng da gây ngứa nặng thêm.

·  Nếu dùng sữa tắm, mẹ bầu nên chọn loại có độ pH thấp, vừa phải, phù hợp với làn da, tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ xút cao, dễ gây kích ứng da. Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc chống ngứa khác khi không được đồng ý trước bởi bác sĩ.

Ngoài ra mẹ bầu có thể sử dụng đá viên, bọc vào khăn mỏng để chườm lên vùng bụng ngứa ( có thể chườm nóng hoặc lạnh tùy ý ). Mẹ bầu cũng  có thể tắm nước lá khế có thể giúp hạn chế tình trạng ngứa, dị ứng.

Việc bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng hoàn toàn không gây nguy hiểm gì đến thai nhi, nhưng nếu bạn cảm thấy cơn ngứa ngày một tăng, ngày sau ngứa hơn ngày trước, cùng với đó kèm với các triệu chứng như mất ngủ, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở thì nên đến bệnh viện khám ngay lập tức để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới cả bạn bà thai nhi.

Hy vọng với các thông tin và biện pháp cho bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng trên, bạn đã có thể giải quyết được tình trạng mẫn ngứa khó chịu của mình. Hãy luôn sống thật khỏe mạnh và vui vẻ để có thể sinh ra những đứa trẻ thật đáng yêu bạn nhé!

Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)