Bà bầu có nên uống nước rau diếp cá?

Rau diếp cá là một trong các loại thảo mộc có những tác dụng tốt cho cơ thể.Tuy vậy, bà bầu có được ăn rau diếp cá không lại là vấn đề cần quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về việc bà bầu có nên uống nước rau diếp cá hay không.

Rau diếp cá là rau gì?

Bầu nên ăn rau diếp cá kết hớp trong bữa ăn

Diếp cá là một loại cỏ nhỏ, mọc quanh năm (evergreen), ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá mọc cách (so le), hình tim, có bẹ, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cây thảo cao 15–50 cm; thân màu lục hoặc tím đỏ, mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Cụm hoa nhỏ hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.

Rau diếp cá là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin D và giàu protein. Vì thế, rau diếp cá được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ cơ thể.

Tác dụng của rau diếp cá đối với bà bầu

Bà bầu ăn rau diếp cá sẽ giúp chữa bệnh táo bón

Không thể phủ nhận trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường gặp phải tình trạng táo bón do hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong một ngày để nuôi thai nhi. Nếu để tình trạng này kéo dài, các bạn rất dễ bị bệnh trĩ.

Nhờ thuộc tính hàn của rau diếp cá cùng với thành phần chứa nhiều chất xơ, chị em có thể yên tâm với việc ăn uống trong thời gian thai kỳ. Bởi thuộc tính này giúp làm mềm thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa và làm mát cơ thể.

Hơn nữa, bổ sung rau diếp cá vào thực đơn dinh dưỡng, ăn kèm với những món ăn chính sẽ giúp chị em ngon miệng hơn. Ngoài ra, bầu có thể uống nước diếp cá để bổ sung vitamin trực tiếp, giúp thanh lọc cơ thể từ bên trong

Sinh tố diếp cá giúp bà bầu lợi tiểu

Rau diếp cá trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một mối lo không nhỏ cho mẹ trong thời gian mang thai. Có thể do chứng táo bón kéo dài trong thai kỳ hoặc theo dân gian ông bà ta vẫn gọi nôm na là do nóng trong dẫn đến trĩ.

Tính mát (hàn) của rau diếp cá sẽ hạn chế nóng trong làm cho phân trở về dạng khuôn mềm giảm bớt khó khăn đau đớn cho mẹ khi đại tiện giúp hạn chế, khắc phục những biểu hiện của trĩ.

Khi trĩ nặng bị sưng đau chảy máu thì có thể dùng bài thuốc: Lá diếp cá và lá hòe mỗi thứ 40g. Giã nhỏ hai thứ đắp tại chỗ băng lại. Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ. Đồng thời dùng bài thuốc uống trong gồm: rau dấp cá tươi 30g, cỏ mực 20g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, phòng sâm 12g, đương quy 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Hạ sốt bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược.

Chữa chứng đái buốt, đái dắt

Sự lớn lên của bào thai làm cho tử cung tăng kích thước và chèn ép gây áp lực lên các cơ quan khác trong ổ bụng của mẹ khi mang thai trong đó có bàng quang, thận. Việc này dẫn đến mẹ đi tiểu thường xuyên hơn và có biểu hiện của chứng đái dắt, đái buốt. Khi đó, mẹ dùng: 20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày.

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu cũng là chứng bệnh hay gặp trong thời gian bầu bí. Nếu mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu thì có thể dùng: Rau dấp cá 30g, xa tiền thảo 20g, rau má 30g, râu ngô 24g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đau mắt đỏ

Rau diếp cá tươi, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt khi đi ngủ. Viện Mắt Trung ương đã cải tiến dạng dùng dân gian này thành dạng thuốc nước nhỏ mắt để chữa trên 60 trường hợp loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh, đạt kết quả hơn 83%. Nếu bà bầu bị đau mắt đỏ có thể sử dụng cách này để chữa trị.

Từ khóa tìm kiếm

  • rau diếp cá có tác dụng gì
  • uống nước rau diếp cá giảm cân
  • giảm cân bằng rau xà lách
  • uống rau diếp cá khi mang thai
  • uong rau diep ca thuong xuyen co tot khong
Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)