Đau nhói bụng khi mang thai có nguy hiểm không
Đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu là câu hỏi được rất nhiều các mẹ bầu quan tâm và khiến không ít bà bầu cảm thấy lo lắng, bất an. Trường hợp này có thực sự đáng lo, mời mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết này để hiểu rõ hơn nhé
Tin liên quan : Bà bầu bị nấm ngứa ở bụng
Mục lục
Nguyên nhân đau nhói bụng dưới bên trái
Mang thai, nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu cho biết thường cảm nhận thấy những cảm giác đau nhói, đau lâm râm ở vùng bụng mà không rõ lý do. Trong suy nghĩ của mẹ bầu, những vấn đề ở bụng thường liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Khi bà bầu đau nhói bụng dưới bên trái, nghĩa là một trong số các cơ quan trên đang hoạt động không thuận lợi hoặc do các nguyên nhân như sau:
+ Căng thẳng của dây chằng: có nhiều trường hợp khi mang thai, tử cung của bạn không nằm yên mà nghiêng về bên trái hoặc bên phải, khi đó dây chằng của bên ngược lại sẽ phải kéo căng hơn bình thường, đau có thể thường xuyên hoặc đột ngột giống như bị trường hợp bà bầu bị chuột rút bắp chân bởi các cử động bất ngờ như cười, ho, hắt hơi…và gây cho bà bầu đau nhói bụng dưới bên trái.
+ Do sự kéo dài của tử cung: khi mang thai, tử cung sẽ mở rộng ra, sau đó dây chằng cũng sẽ được kéo dãn để bảo vệ và nâng đỡ thai nhi trong bụng. Sự mở rộng này thỉnh thoảng sẽ gây đau phần bụng dưới của cả hai bên, nhất là từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 26 của thai kỳ.
+ Dịch vị trong dạ dày hoặc tá tràng tăng lên: những hiện tượng này chỉ xảy ra vào những tháng cuối của chu kỳ, gây đau phần bụng dưới nhưng không thường xuyên như việc giãn dây chằng và mở rộng tử cung.
Ngoài ra sự thay đổi hooc môn trong quá trình mang thai cũng có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của bạn, dẫn đến tình trạng táo bón và đầy hơi, cả hai đều có thể gây đau nhói bụng dưới bên trái ở bà bầu. Các mẹ cũng nên tham khảo cách nằm nghiêng trái với việc sử dụng gối ôm cho bà bầu sẽ giúp cải thiện nhiều.
Triệu chứng đau nhói bụng khi mang thai
Khi nào là đau bụng bình thường?
Theo các bác sĩ sản khoa, bà bầu đau bụng lâm râm xuất hiện rồi biến mất là hoàn toàn bình thường. Cơn đau lâm râm xảy ra cho thấy thai đã vào tử cung và đang tìm cách bám chặt. Những cơn đau này còn xuất hiện rõ rệt hơn vào những ngày sau.
+ Đôi khi, mẹ bị đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể là do đầy bụng, khó tiêu hay táo bón.
+ Cơn đau âm ỉ thường xuất hiện trong vòng 2 đến 3 ngày liên tục. Thai nhi càng lớn, các cơn đau càng nhiều, do các dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển.
+ Đau lâm râm, âm ỉ ở vùng bụng khi mang thai là triệu chứng bình thường.
Khi nào là đau bụng bất thường
Những triệu chứng đau bụng bất thường sẽ xuất hiện đột ngột, liên tục với những cơn đau dữ dội, có thể khiến mẹ thấy choáng váng, mệt mỏi. Cụ thể:
+ Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng từng cơn, giảm dần rồi lại tăng lên hoặc các cơn đau xuất hiện dồn dập theo từng cơn, biến mất và xuất hiện trở lại.
+ Mờ mắt, choáng váng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.
+ “Vùng kín” liên tục xuất hiện máu đen, lợn cợn như bã cà phê hoặc máu tươi.
+ Muốn đi ngoài liên tục.
Các cách giảm đau tại nhà khi bà bầu đau nhói bụng dưới bên trái
+ Ngồi xuống thư giãn cơn đau sẽ tự hết.
+ bà bầu đau nhói bụng dưới bên trái hãy từ từ ngồi xuống sẽ giảm đau nhanh
+ Dùng túi nước ấm đề chườm cho khu vực bị đau.
+ Tắm nước nóng và thư giãn.
+ Nếu bạn đau bên trái, hãy từ từ chuyển tư thế nằm nghiêng sang phải và gác chân lên, tốt nhất nên dùng gối ôm dành cho bà bầu tại đây để hạn chế tác hại của việc nằm nghiêng không đúng tư thế.
Với những triệu chứng như trên các mẹ cũng nên lưu ý không nên tự ý mà nên chủ quan sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Tình trạng đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu đi kèm với các triệu chứng khác nhau có thể là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non, nhau bong non, tiền sản giật hoặc nhiễm trùng đường tiểu