Mang thai tháng cuối bụng cắng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh không
Mang thai tháng cuối bụng cắng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh không
Bà bầu mang thai tháng cuối bụng căng cứng có thể do nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, nếu bị bụng căng cứng vào những tuần cuối của thai kỳ, khả năng bà bầu đang chuyển dạ là khá cao. Vậy, tình trạng bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh không? Mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Mang thai tuần 39 bụng căng cứng do đâu?
Không cần phải chờ đến giai đoạn cuối thai kỳ, có khi thai 38 tuần bụng căng cứng là hiện tượng mà nhiều mẹ bầu đã gặp phải, có khi còn sớm hơn, khoảng vào cuối tam cá nguyệt thứ 2. Hiện tượng này cũng khá phổ biến và hoàn toàn không đáng lo lắng như suy nghĩ của nhiều mẹ bầu.
thai 38 tuần bụng căng cứng
Thậm chí, theo các chuyên gia, việc thai 35 tuần gò cứng bụng cũng là một cơ hội để bà bầu nhận biết được dấu hiệu thai nhi đang phát triển rất tốt. Nguyên nhân là do khung xương của thai nhi đang ngày càng phát triển mạnh, mỗi lần bé hoạt động đều gây ra sự xáo trộn, có thể làm cho bụng của mẹ căng cứng.
Đặc biệt, những mẹ bầu có thân hình “mảnh mai” sẽ có cảm giác bụng của mình căng cứng sớm hơn so với những mẹ bầu hơi bị thừa cân.
Hiện tượng thai 36 tuần gò cứng bụng cũng có thể do chứng táo bón. Sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu kết hợp với sự phát triển quá nhanh của thai nhi là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón khi mang thai.
Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi càng phát triển mạnh dẫn đến tăng áp lực lên thành tử cung, tình trạng táo bón do thai 37 tuần gò cứng bụng càng thêm nghiêm trọng. Uống nhiều nước lọc, bổ sung thêm nhiều chất xơ trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp cho bạn hạn chế được những khó chịu do chứng táo bón mang lại.
Ngoài ra, các bà bầu cũng nên lưu ý thêm, những trường hợp thai 38 tuần bụng căng cứng còn do các tác động bên ngoài như xoa bụng quá nhiều, massage bầu ngực nhiều lần, vân vê đầu ti. Cho nên, các chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên xoa bụng hay thực hiện massage ngực trong những tuần “nhạy cảm” sắp sinh, bởi như vậy có thể tạo nên những cơn gò, co thắt chuyển dạ.
Mang thai tháng cuối bụng căng cứng có phải sắp sinh?
Bụng căng cứng vốn được xem là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mà mẹ cần lưu ý. Tuy nhiên, cũng không phải lúc nào bà bầu cứ bị căng cứng ngực và bụng đều như vậy.
Mức độ, tần suất của cơn gò cứng bụng nhanh hay chậm cũng như các triệu chứng đi kèm cụ thể cũng rất quan trọng. Nếu mẹ bầu chỉ bị căng cứng bụng mà không đi kèm triệu chứng nguy hiểm như đau lưng, chảy máu âm đạo, chuột rút…, cho nên bà bầu có thể yên tâm.
bụng căng cứng có phải sắp sinh
Không phải lúc nào bà bầu cứ bị căng cứng ngực và bụng
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nếu tần suất của những cơn gò cứng bụng ngày càng dày hơn, cứ 5 – 10 phút xuất hiện 1 lần kèm theo ra máu, đau bụng có thể là “báo động” bé cưng đang muốn ra ngoài. Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng để đến bệnh viện ngay.
Những việc cần làm khi mang thai tháng cuối bụng căng cứng
Nếu mang thai 39 tuần bụng căng cứng, người mẹ nên nằm hơi nghiêng về một bên, có thể đặt thêm một chiếc gối mỏng, mềm ở dưới lưng để hỗ trợ cho bạn.
Trong một số trường hợp đặc biệt, việc mẹ bầu nằm xuống khoảng 1 giờ để nghỉ ngơi, thư giãn có thể làm chậm các cơn co thắt của tử cung, dẫn đến ngừng được các triệu chứng.
Tuyệt đối không nằm ngửa vì tư thế này có thể khiến cho các cơn gò chuyển dạ sớm xảy ra một cách thường xuyên hơn.
Mẹ bầu cũng không nên nằm nghiêng hẳn về một bên vì ở tư thế nằm nghiêng này, bạn sẽ khó mà cảm nhận được chính xác chi tiết, đặc điểm và tần suất của những cơn gò.
Uống ngay một ly nước đầy, bởi vì đôi khi tình trạng mất nước trầm trọng của cơ thể mẹ bầu cũng gây co thắt.
Việc mẹ bầu nằm xuống khoảng 1 giờ để nghỉ ngơi, thư giãn rất tốt
Cần tập trung để theo dõi liên tục các cơn gò chuyển dạ trong vòng 1 giờ. Nếu bạn vẫn thấy xuất hiện các cơn gò và các dấu hiệu chuyển dạ điển hình như việc mang thai 39 tuần bụng căng cứng như ở trên, cần nhanh chóng chuẩn bị giấy tờ và đồ đạc cho bé cần thiết để nhập viện đón con yêu chào đời.
Kết luận
Tóm lại, nếu muốn biết mang thai tháng cuối bụng căng cứng có phải sắp sinh không, mẹ bầu cần lưu ý đặc biệt đối với mức độ cũng như số lần căng bụng. Những triệu chứng đi kèm tình trạng căng cứng của bụng cũng rất quan trọng. Nếu bụng chỉ căng cứng mà không đi kèm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu cũng không cần lo lắng, bởi vì đó chỉ là triệu chứng rất đỗi bình thường giống như trường hợp từ tháng thứ 6 trở đi .
Nguồn tham khảo:
https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/bung-cang-cung-co-phai-sap-sinh
https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/mang-thai-thang-cuoi-bung-cang-cung
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/early-signs-of-pregnancy-before-missed-period/