Những điều cần biết về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ hay còn gọi là bệnh chàm sữa, bệnh viêm da xuất hiện vào mùa đông khi thời tiết khô hanh, bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Những biểu hiện của lâm sàn của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Xem thêm : Các bệnh về đường hô hấp của trẻ nhỏ
Mục lục
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Trong thời gian trẻ bị bệnh ở tuổi sơ sinh mà không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì nó sẽ tái phát khi trẻ lớn lên, da trẻ bị khô có những mảng da dày, bị bong vảy ở phía sau tai, mi mắt, cổ khuỷu tay và khoeo chân.., ngứa làm trẻ gãi, xây xước và tạo thêm lơp vảy da lại dày hơn bệnh thường xuất hiện vào mùa đông vì thế áo len, dạ hay lông thú càng khiến bé bị ngứa nhiều hơn.
Đối với tất cả các đối tượng thì yếu tố làm cho bệnh viêm da cơ địa trở nên nặng hơn:
– Trẻ ăn phải thức ăn bị dị ứng, hay các đồ chơi như thú nhồi bông
– Chất kích thích như xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len dạ
– Khí hậu quá nóng hay quá lạnh, thời tiết hanh khô
– Da khô do tắm rửa lâu nhiều lần
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện vào mùa đông thời tiết khô hanh. Bệnh thường xuất hiện khi trẻ được 3 tháng tuổi, riêng những bộ phận như mông và vùng quán tã lót hòa toàn không bị bệnh mà bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em lúc đầu là những nốt ban đỏ ngứa trên hai má sau đó lan sang thành những mụn nước li ti như rôm rất ngứa và rát, khi những vùng mụn bị vỡ nó sẽ lan sang những vùng khác như là cằm, cổ, khuỷu tay, khuỷu chân. Với những trẻ không được điều trị kịp thời bệnh sẽ bị nặng và có thể lan sang toàn thân, trẻ thường gãi nhiều tạo thành những mảng da rất dày rất khó chữa. Những tia cực tím có tác dụng chữa bệnh và các mẹ cũng nên lưu ý những thức ăn có thể làm cho bệnh viêm da nặng lên như thức ăn từ tôm, cá, trứng, sữa.
Các giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Có 3 giai đoạn:
– Cấp tính: đỏ da , nổi mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mày, rất ngứa
– Mạn tính: bé cảm thấy rát và có những mảng da dày, khô, ráp và tróc vảy, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.
– Bán cấp: sang thương trung gian ở giữa giai đoạn cấp tính và mạn tính.
Bệnh biểu hiện ở các lứa tuổi
Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh thường gặp ở trẻ và biểu hiện của bệnh viêm da ở trẻ thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau
Viêm da ở bé mới sinh từ 2 tháng – 2 tuổi: dấu hiệu của bệnh thường sần đỏ có những mảng hồng ban có mụn nước, mụn nước chảy dịch, đóng mày. Vị trí phát bệnh ở 2 má, cằm, da đầu, trán và mặt, khuỷu, đầu gối, và nếu trẻ bị viêm nặng có thể lan tỏa toàn thân.
Trẻ từ 2 – 10 tuổi: Bệnh thường nặng hơn có các mảng da khô ráp, những mụn nước chảy dịch, đóng vảy và dày da. Xuất hiện ở những vùng gấp của cơ thể như: mặt trước của khuỷu tay, cổ tay, cổ chân.
Trẻ lớn (> 10 tuổi): Có những mảng da dày, khô, và nhám, tăng sắc tố da. Vị trí thường xuất hiện ở vùng gấp, bàn tay, bàn chân, mặt, cổ, quanh mắt và một số bệnh nặng gây đỏ da toàn thân..
Người bệnh viêm da cơ địa cần lưu ý gì để phòng tái phát?
Bệnh viêm da cơ địa làm bệnh nhân ngứa ngáy, rất khó chịu, đặc biệt bệnh rất hay ngứa về đêm. Nhưng phải khẳng định rằng, bản chất của căn bệnh này là dễ tái phát, cần điều trị lâu dài
Đối với người bệnh GS Michael Tirant khuyên, nên sử dụng quần áo cotton mềm, mịn không gây kích ứng trên da. Với trẻ em không nên sử dụng bỉm quá nhiều sẽ gây ra các bệnh viêm da dị ứng. Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh viêm da cơ địa. Một số thực phẩm có chứa nhiều histamin có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm như pho mai, cá, dâu tây, dâu tằm…
Những ảnh hưởng của bệnh gây ra ở trẻ
– Bệnh hay tái phát nhiều lần, ngứa rát rất nhiều và ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý cũng như quá trình học tập của trẻ
– Bị nhiễm trùng gây ra viêm da mụn mủ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Khi phát hiện trẻ bị những biểu hiện như trên hãy cho trẻ đi khám bác sĩ để xác định guyên nhân và điều trị cho trẻ, bạn thường xuyên dưỡng ẩm những vùng tổn thương của trẻ, chữa trị càng sớm thì trẻ càng khỏe mạnh phát triển đều đặn.