Tại sao bà bầu không được với tay cao
Khi mang thai, mẹ bầu được khuyến cáo không nên với tay cao, ngồi xổm hay nằm ngửa, vì những tư thế này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để giải đáp nguyên nhân tại sao bà bầu lại không nên với tay cao cũng như biết được những điều cần tránh khi mang thai, các mẹ bầu cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.
Tin liên quan: Mang thai bị ra máu hồng và các dấu hiệu nguy hiểm
Tại sao bà bầu không được với cao.
Theo như những quan niệm dân gian trong giai đoạn mang thai bà bầu được khuyên nên tránh với cao tay quá đầu có thể gây ra tình trạng dây nhau quấn cổ thai nhi gây ảnh hưởng rất lớn tới thai nhưng hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu hay nhận định nào chỉ ra quan niệm này là đúng cả, bởi những mẹ thường tập những bài tập nhẹ, yoga trong thai kỳ thường sẽ có những động tác vươn cao vẫn không bị tình trạng này mà ngược lại sinh con lại khỏe mạnh và thông minh.
Theo như thống kê thì mỗi năm có khoảng 30%(1/3) trẻ sinh ra bị tình trạng dây nhau quấn cổ, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do thai nhi đã xoay chuyển nhiều khiến dây nhau đã quấn vào cổ hoặc cũng có thể do các nguyên nhân khác chứ không phải do mẹ bầu dơ tay quá cao hay với cao mà bị.
Bị tràng hoa quấn cổ có ảnh hưởng thai nhi không?
Sau khi thăm khám thai và thực hiện siêu âm, bác sĩ cho biết kết quả siêu âm hiện tại của “thai hoàn toàn bình thường“. Em thở phào nhẹ nhõm rồi chia sẻ với bác sĩ về việc bà bầu không được đưa tay lên cao có liên quan tới hiện tượng tràng hoa quấn cổ. Bác sĩ giải đáp rằng: Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh mối quan hệ giữa quan niệm đó với hiện tượng tràng hoa quấn cổ ở các bé.
Theo các bác sĩ, sự cố dây nhau quấn cổ thai nhi xảy ra là do các tư thế xoay chuyển của thai nhi trong tử cung trước khi sinh và hiện tượng này thường xảy ra ở các bé hiếu động (rất nghịch trong bụng mẹ). Thời điểm xuất hiện hiện tượng này thường ở giai đoạn thai kỳ sau 30 tuần tuổi. Trong số những trường hợp phát hiện dây nhau quấn cổ thì phần lớn các bé có thể tự thoát ra trong quá trình vận động của mình. Đối với những trường hợp dây nhau quấn cổ vẫn tiếp diễn đến ngày sinh hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ tử cung để lấy thai nhi ra sớm.
Một số bà bầu thường lo lắng khi thai nhi gặp tình trạng này và cũng theo quan niệm khiến mẹ bầu lo lắng nó sẽ gây nguy hiểm thai nhi. Nhưng thật sự vấn đề này không quá nghiêm trọng và hầu như không nguy hiểm tới thai nhi khi sinh cũng như sức khỏe của mẹ.
Tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ rất rễ để mẹ phát hiện thông qua việc khám thai định kỳ và siêu âm định kỳ. Tình trạng này thường chỉ sảy ra ở giai đoạn 3 tháng cuối, khi gặp tình trạng này bố, mẹ bầu không nên lo lắng quá và tuyệt đối không nên áp dụng những cách không chính xác hay những lời khuyên của mọi người xung quanh, có thể nó sẽ không giúp ích mà lại khiến mẹ bị thêm những tình trạng khác nữa.
Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh các vận động nặng hay những bài tập thể dục quá sức, có tư thế ngủ thoải mái và tốt cho thai nhi như: nằm nghiêng về bên trái, nghe một vài bản nhạc khi nghỉ ngơi giúp mẹ thoải mái hơn và nó cũng tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Một trong những mẹo nhỏ được nhiều mẹ bầu áp dụng và đã thành công đó là mẹ bò quanh giường ngủ ngược chiều kim đồng hồ sẽ giúp bé gỡ dây quấn.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên mẹ bầu nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ để phát hiện những bất thường. Không nên làm việc nặng, với tay quá cao dẫn đến nguy cơ mất thăng bằng và trượt ngã. Hay dơ tay quá nhiều dẫn đến hiện tượng mỏi tay, căng giãn cơ bụng, đau lưng gây khó chịu mệt mỏi.
Trong mọi trường hợp dù có nguy hiểm hay không thì khi thấy dấu hiệu bất thường hay thai nhi có những hành động lạ và mẹ cảm thấy khó chịu, biểu hiện gì thì nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời từ bác sĩ.
Cuối cùng như nhiều mẹ bầu vẫn lầm tưởng về vấn đề này và cho tằng bà bầu không nên với cao tay quá là không chính xác và hầu hết hay nguyên nhân chính không phải do mẹ với tay cao mà ảnh hưởng thai nhi. Qua đây, với những thông tin mà EMVAME tìm hiểu và chia sẻ qua bài viết thì hy vọng bạn đọc và mẹ bầu có thêm kiến thức về vấn đề tại sao bà bầu không được với cao cũng như tình trạng tràng hoa quấn cổ và có một thai kỳ khỏe mạnh
Xem thêm : tại sao bà bầu không được với tay, vì sao bà bầu không được với tay, tại sao bà bầu không được với cao