Táo bón khi mang thai, nguyên nhân và cách khắc phục cho các mẹ bầu

Khi mang thai cơ thể của mẹ rất nóng, tình trạng bị táo bón khi mang thai là điều hết sức bình thường. Nhưng táo bón khi mang thai không đơn giản như bạn nghĩ, táo bón dễ xảy ra, lại mang tới cảm giác khó chịu cho bà bầu.

Táo bón là gì?

Nếu bạn chưa bao giờ bị táo bón hoặc nghĩ rằng tất cả các quảng cáo về thuốc chống táo bón thường là ngớ ngẩn, thì có thể bạn sẽ phải nghĩ lại. Táo bón trong thai kỳ và sau sinh có thể xảy ra cho bất cứ ai và nó là một trong những vấn đề sức khoẻ phổ biến nhất liên quan đến việc mang thai.

Táo bón là tình trạng ít đi ngoài, phân cứng và khô. Đây là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Nó thường là kết quả của một điều kiện như mang thai, lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc các bệnh khác.

Bà bầu bị táo khi mang thai

Nguyên nhân gây táo bón thai kỳ

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón thai kỳ như chế độ dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, tính độc của kim loại nặng và hormone thay đổi. Ở mỗi trường hợp, mẹ bầu lại có nguyên nhân khác nhau, dựa vào đó để có cách điều trị hiệu quả.

Do quá trình mang thai sản sinh ra nhiều hormone progesterone hơn, điều này khiến thức ăn được duy trì lâu hơn ở hệ tiêu hóa. Mặt tích cực của thay đổi này là cơ thể có thời gian để tiêu thụ chất dinh dưỡng, cho phép thai nhi hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn.

Mang thai khiến ruột thẳng chịu nhiều áp lực hơn vì thai nhi ngày một lớn dần, chiếm hết khoảng trống của đường ruột. Do vậy, chất thải khó đi qua được đường ruột để ra ngoài.

Viên uống bổ sung sắt mà các mẹ bầu thường sử dụng đem lại tác dụng phụ là táo bón. Ngoài ra, nguyên nhân ít vận động cũng khá phổ biến dẫn tới đồ ăn không thể đi qua hệ tiêu hóa một cách dễ dàng.

Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, cảm xúc thay đổi thất thường còn là các lý do khác gây ra tình trạng táo bón.

Phương pháp chữa táo bón tự nhiên

Mẹ bầu có thể thử vài biện pháp để hạn chế táo bón một cách tự nhiên như dưới đây:

– Nước chanh: vắt 1 nửa quả chanh vào ly nước ấm, uống vào buổi sáng. Cách này giúp đường ruột vận hành trơn tru hơn.

– Bổ sung magieMẹ bổ sung đầy đủ magie trong thai kỳ không chỉ giúp cơ thể đủ chất phát triển mà còn rất tốt cho ruột, phòng ngừa và chữa trị táo bón hiệu quả.

– Dưa hấu: Loại quả này chứa nhiều nước nước, nên ăn nhiều sẽ giúp kích thích đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.

– Hoa quả sấy: Nho, mận sấy cũng được xem là những thực phẩm giúp hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua giàu lợi khuẩn.

– Ăn khoai lang: Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.

– Ăn bí đỏ: Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ  (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Ngoài ra, bí ngô còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

Ngoài ra, để phòng ngừa táo bón thai kỳ, mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như bánh mỳ, gạo lứt, đậu, hoa quả và rau. Ngoài ra uống đủ nước cũng quan trọng, tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày.

 

Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)