Thiếu máu khi mang thai và dấu hiệu nhận biết

Thiếu máu khi mang thai có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người phụ nữ trong quá trình mang bầu và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 22 tuần.

Tin liên quan: Ngôi thai và những điều cần biết

thiếu máu khi mang thai

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

– Cơ thể nhợt nhạt, yếu ớt, da tái xanh và dễ bị nhiễm bệnh.

– Hay khó chịu, bực tức, không hài lòng mọi thứ.

– Cảm thấy choáng váng, hoa mắt, chống mặt, mệt mõi, ngát xỉu.

– Triệu chứng khó thở cần được nghĩ ngơi nhiều khi hoạt động nhẹ.

– Đau đầu thường xuyên nếu bị thiếu máu

– Niêm mạc mắt nhợt nhạt do hồng cầu trong máu không được bình thường.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu trong thời kỳ mang thai

– Lượng hồng cầu trong cơ thể mẹ giảm đột ngột do thai nhi phát triển theo từng tháng mang thai.

– Các sắc tố trong máu thay đổi, nồng độ máu tăng hoặc giảm đột ngột dẫn đến tình trạng máu loãng so với mức bình thường hoặc không đủ máu đáp ứng cho cơ thể và thai nhi.

– Có thể do thực đơn mẹ bầu thiếu thực phẩm chất sắt hoặc bà bầu ăn kiêng không đúng cách.

– Cơ thể mẹ bầu ốm yếu trong quá trình mang thai hoặc ôm nghén quá nhiều dẫn đến tình trạng sức khỏe yếu và tăng nguy cơ thiếu máu.

– Mất máu quá nhiều qua hằng tháng kinh nguyệt nên dẫn đến tình trạng thiếu máu.

– Các bệnh lý liên quan đến máu trên cơ thể mẹ bầu gây ra tình trạng thiếu máu.

thiếu máu khi mang thai

Tác hại của bệnh thiếu máu đối với mẹ bầu và thai nhi

– Mẹ bầu thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng sinh non, sinh con thiếu cân, nguy hại hơn là tình trạng con chết lưu hoặc sảy thai.

– Mẹ bầu thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu sau sinh gây nguy hiểm cho tính mạng hoặ bệnh trầm cảm sau sinh.

Điều trị bệnh thiếu máu ở phụ nữ mang thai

– Bổ sung chất sắt cho cơ thể bằng thuốc hoặc nước từ đơn kê của các bác sĩ chuyên khoa.

– Bổ sung các trái cây giàu vitamin C như: Cà chua, dâu tây, cam, nho.

– Bổ sung các thức phẩm màu đỏ: Thịt bò, bí ngô. Những thực phẩm giúp an thai và hàm lượng chất sắt rất cao.

– Bổ sung vitamin B12 có nhiều trong: trứng, sữa và thịt.

– Bổ sung vitamin A giúp máu lưu thông tốt hơn, hỗ trợ quá trình trao đổi máu giữa mẹ và bé diễn ra bình thường. Ngoài ra vitamin A còn giúp bảo vệ mắt của mẹ và bé.

– Ngoài việc bổ sung các chất sắt kết hơp với chế độ luyện tập thể dục như yoga, đi bộ, bơi lội sẽ giúp mẹ bầu cãi thiện tốt tình trạng thiếu máu

Thiếu máu khi mang thai liệu có ảnh hưởng con bạn?

Thiếu máu nhẹ khi mang thai thường chỉ ảnh hưởng đến người mẹ. Theo bản năng, tự nhiên bé sẽ biết cách lấy đủ chất sắt để tăng trưởng và phát triển não bộ. Điều đó cộng với việc thay đổi quá trình tiêu hóa nên dù bạn có ăn uống đầy đủ đi chăng nữa thì vẫn có khả năng bị thiếu máu. Bé lấy đủ sắt dự trữ cho vài tháng đầu tiên sau sinh nên sẽ không bị thiếu sắt trong giai đoạn này. Khi bé bắt đầu ăn các loại thức ăn đặc có chứa sắt như ngũ cốc, bé sẽ có thêm nguồn sắt bổ sung.

Ít khi bé bị thiếu sắt lúc sinh. Thực tế còn ngược lại, trẻ sơ sinh bị vàng da là do nỗ lực dự trữ sắt quá mức cần thiết gây nên. Vì trẻ cần có lượng lớn hồng cầu để lấy đủ oxi cần thiết mỗi khi oxi đi qua nhau thai. Mà một sản phẩm trong quá trình phân huỷ hồng cầu là mật lại gây vàng da và mắt tạm thời.

Thiếu máu khi mang thai nếu không điều trị có thể dẫn đến sinh non hoặc em bé có xu hướng nhẹ cân. Vì những yếu tố này, bà bầu thiếu máu có nhiều nguy cơ sinh non và em bé nhỏ con hơn so với tuổi thai.

Nếu được chẩn đoán thiếu máu, bạn đừng quá lo lắng. Điều trị và theo dõi tốt, nồng độ sắt trong máu sẽ về mức bình thường. Nếu nồng độ sắt quá thấp, thay đổi lối sống cũng giúp đưa nó về lại mức bình thường. Điều chỉnh giờ giấc làm việc, ngủ nghỉ, chế độ ăn đầy đủ sẽ tạo nên sự khác biệt rõ ràng.

 

Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)