Uống nước tía tô khi mang bầu có ảnh hưởng đến em bé hay không

Tía tô là một trong những loại cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài tác dụng gia tăng thêm hương vị cho các món ăn thì tía tô còn được các thầy thuốc Đông y sử dụng như một “thần dược” chữa bệnh hiệu quả. Nhiều mẹ bầu lo lắng việc uống nước tía tô khi mang bầu có ảnh hưởng đến em bé hay không. Cùng EMVAME tham khảo ngay bài biết dưới đây để hiểu rõ công dụng của lá tía tô cho sức khỏe bà bầu

Tin liên quan: Các cách trị cảm cúm cho bà bầu các mẹ mang thai nên biết

uống nước tía tô khi mang bầu có ảnh hưởng đến em bé hay không

Các tác dụng của lá tía tô các mẹ bầu lưu ý

Tía tô có mùi thơm, cay và tính ấm nhiệt dùng để chữa nhiều loại bệnh như trị cảm, ho, giải độc, đau bụng … Tuy nhiên, đây còn là vị thuốc giúp an thai rất tốt cho bà bầu. Dưới đây là những tác dụng của lá tía tô đối với bà bầu mà có thể bạn chưa biết tới.

1. Chữa cảm lạnh, giải cảm cho bà bầu

Suốt thời gian mang thai, khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các bà bầu thường không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai nên sử dụng lá tía tô để nấu cháo ăn sẽ giúp giải cảm rất tốt.

2. Giảm cảm giác ốm nghén khó chịu cho bà bầu

Ốm nghén là tình trạng thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay buồn nôn… Sử dụng lá tía tô còn giúp mẹ bầu an thai, giảm thiếu máu, ho và các vấn đề liên quan tới tiêu hóa. Nhưng không nên lạm dụng lá tía tô quá nhiều

uống nước tía tô khi mang bầu có ảnh hưởng đến em bé hay không

3. Giúp mẹ bầu có làn da sáng mịn

Lá tía tô rửa sạch, phơi khô, pha như pha trà uống thường xuyên đều đặn cũng giúp làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm các vết chai sần trên da, chữa mụn hiệu quả. Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu bị nổi mụn trên mặt. Với trường hợp này, thay vì sử dụng các loại kem trị mụn, các mẹ có thể tin tưởng vào khả năng làm đẹp của lá tía tô bởi lượng tinh dầu có trong nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch, sáng da rất tốt.

4. Giảm sưng phù khi mang thai

Khi bước sang những tháng cuối của thai kì thì tình trạng sưng phù chân càng khiến cho nhiều mẹ tỏ ra hoang mang. Bạn có thể giảm tình trạng này bằng nhiều cách. Một cách đơn giản là sử dụng lá tía tô rửa sạch để đun nước ngâm chân. Ngâm chân với nước lá tía tô sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn, quan trọng là hạn chế tình trạng sưng phù chân và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Sưng phù là hiện tượng hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải trong thời gian mang thai, đặc biệt là thời điểm những tháng cuối thai kỳ. Khi đó, để giảm tình trạng này, các mẹ hãy ra chợ mua ngày lá tía tô về rửa sạch, bỏ vào nước sôi nấu khoảng 5 phút sau đó thêm muối hạt làm nước ngâm chân.

Khuyến cáo của bác sĩ khi bà bầu dùng lá tía tô

uống nước tía tô khi mang bầu có ảnh hưởng đến em bé hay không

Trong Đông y, lá tía tô được xem là 1 vị thuốc có tác dụng giải cảm rất tốt. Bên cạnh đó, lá tía tô còn được dùng để chữa các chứng đầy bụng, ho, giải độc tôm cua, giải độc mật cá, nôn mửa… rất hiệu quả. Với người có thai, việc dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm rất tốt. Tuy nhiên, nếu dùng dài ngày đặc biệt, dùng thay nước uống hằng ngày thì lại gây hại khôn lường.

Tía tô kết hợp với một số dược liệu khác có thể chữa chứng đau bụng, đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên nếu sử dụng lá tía tô như một bài thuốc, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm. Các loại thuốc, kể cả bài thuốc dân gian nếu không được dùng đúng cách, đúng liều có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn cho cả mẹ và bé.

Theo lời truyền miệng, mẹ bầu uống nước lá tía tô sẽ giúp chuyển dạ nhanh chóng, tuy nhiên đến nay chưa thấy nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này.

Theo đó, bác sĩ khuyến cáo lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ sắp sinh con. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi vì tác dụng của “thuốc” còn phụ thuộc rất nhiều và trạng thái sinh lý và bệnh lý, cơ địa của từng bà bầu.

Bộ phận dùng làm thuốc là lá (tô diệp), cành (tô ngạnh), quả (tô tử). Theo Đông y, tía tô mùi thơm, chứa tinh dầu có tác dụng phát hãn, trừ ôn dịch, lý khí tiêu đờm, dùng chữa ho hen, cảm cúm, đau đầu sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, trị nôn, đau trướng bụng, bí đại tiện. Đối với bà bầu, nó còn là vị thuốc an thai, dưỡng thai hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giải đáp các thắc mắc của các bà bầu về việc sử dụng ăn và uống nước tía tô khi mang bầu có ảnh hưởng đến em bé hay không. Dù biết tía tô rất tốt cho sức khỏe nhưng tránh lạm dụng tía tô để không phải mắc các tình trạng không mong muốn. Nên tham khảo các thông tin chỉ định của các bác sĩ dinh dưỡng để có những thực đơn ăn uống hợp lý đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và em bé trong bụng.

 

Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)