Vì sao sản phụ thường đau lưng 3 tháng cuối thai kì
Đau lưng khi mang thai tháng cuối và những giải pháp giảm đau hiệu quả dành cho mẹ bầu. Làm mẹ là một niềm hạnh phúc nhưng đi kèm với điều đó là không ít khó khăn, vất vả như triệu chứng đau lưng khi mang thai tháng cuối chẳng hạn. Vậy điều gì khiến mẹ bị đau lưng như vậy và làm thế nào để giảm bớt cơn đau khó chịu này?
Dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung
Có nên quan hệ tình dục khi mang thai không?
Dấu hiệu nhận biết đã có thai mà các mẹ nên biết
Mục lục
Đau lưng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, xảy ra ở khoảng 50-80% bà bầu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Với một số mẹ bầu, biểu hiện đau lưng chỉ thoáng qua, không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị đau lưng dai dẳng và khó chịu.
Lý do gây nên tình trạng đau lưng cho mẹ bầu
-
Do sắp sinh
Ngoài những lý do trên, việc đau lưng cũng có thể là một biểu hiện cho thấy mẹ thời gian sinh nở của mẹ gần đến. Nên khi cơn đau này diễn ra liên tục, có dấu hiệu lạ thường, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra để đảm bảo an toàn.
-
Bà bầu bị đau lưng do căng cơ lưng
Căng cơ lưng là nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi mang thai. Khi thai nhi càng lớn dần, tử cung của bạn càng trở nên nặng hơn. Bởi vì phần trọng lượng tăng lên này tập trung ở phía trước bụng, nên đa số các bà bầu theo phản xạ tự nhiên sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước
-
Do cơ vùng bụng không còn khỏe như trước
Cơ vùng bụng vốn có chức năng hỗ trợ bạn thực hiện những động tác như nằm sấp, gập người hay nhặt đồ… một cách linh hoạt và dễ dàng. Nhưng khi đã có thai, dưới sức ép của thai nhi tác động lên đã khiến cho phần cơ này bị giãn mạnh và yếu hơn. Từ đó chèn ép lên vùng cơ lưng làm cho lưng bị đau.
-
Do hormone thay đổi
Ở tháng cuối, cơ thể mẹ sẽ tự động sản sinh ra một loại hormone để hỗ trợ mẹ sinh đẻ vào ngày lâm bồn thông qua việc làm cho các dây chằng và khớp xương ở vùng xương chậu bị giãn ra. Vì thế nên vùng lưng thường xuất hiện các cơn đau nhói, khó chịu.
-
Do tư thế của mẹ
Vì phần bụng ngày càng nặng nề hơn nên nhiều bà bầu thường ngồi bệt, chống hai tay ra sau để đỡ phần bụng và cũng để dễ thở hơn. Tuy nhiên, việc làm này sẽ càng khiến mẹ đau lưng nhiều hơn. Không chỉ thế, quá trình đi đứng, nằm ngủ, mang đồ sai cách của mẹ cũng có thể làm cho tình trạng đau lưng nghiêm trọng.
-
Do mẹ bị bệnh
Chứng đau lưng không chỉ đến từ sự thay đổi cơ thể mà còn có thể là do một căn bệnh nào đó mà mẹ đang mắc phải chẳng hạn như đau thần kinh tọa. Lúc này chức năng của các dây chằng ở lưng và xương chậu đều giảm sút, không còn khỏe mạnh như trước và dẫn đến hiện tượng đau lưng ở mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ còn sẽ bị đau ở phía mông và một bên chân nhưng ở đằng sau.
Phương pháp giảm đau lưng khi mang thai tháng cuối
Để ngăn ngừa, hạn chế xảy ra đau lưng khi mang thai, bà bầu cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi và cách di chuyển. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp mẹ bầu tránh được phần nào tình trạng này:
- Mang loại giày có phần đế phù hợp cho phụ nữ mang thai: Loại giày đế bằng thường không thể hỗ trợ tốt nhất cho tư thế đi đứng của mẹ bầu, trừ khi nó được chêm thêm một miếng lót với bề dày thích hợp. Giày cao gót có thể làm bạn bị mất cân bằng và dễ ngã về phía trước, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
- Cân nhắc lựa chọn một tấm nệm chắc chắn: Nếu tấm nệm ở nhà đã trở nên cũ kỹ và xuống cấp, bạn nên cân nhắc thay mới và lựa chọn một tấm nệm phù hợp cho phụ nữ mang thai. Nệm nằm thoải mái và chất lượng tốt có thể giúp mẹ bầu hạn chế bị đau lưng khi mang thai.
- Đừng cúi người xuống quá phần thắt lưng: Để nhặt món đồ làm rơi rớt dưới đất, bạn nên ngồi xổm xuống, uốn cong đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng.
- Lựa chọn ghế ngồi thích hợp: Việc thường xuyên ngồi lên một chiếc ghế gỗ lưng thẳng thông thường có thể gây ra biểu hiện đau lưng khi mang thai. Để khắc phục, mẹ bầu nên chọn loại ghế có phần tựa lưng uốn cong để hỗ trợ tốt cho phần lưng, hoặc có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ đặt phía sau phần thắt lưng. Bên cạnh đó, có một số thiết bị đặc biệt, giúp hỗ trợ phần thắt lưng cho phụ nữ mang thai, đang được bày bán tại các cửa hàng cung cấp thiết bị y tế.
- Chú ý tư thế ngủ: Khi ngủ cố gắng nằm nghiêng về một bên. Dùng 1 đến 2 chiếc gối để kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng hỗ trợ tốt nhất cho tư thế ngủ, tránh ảnh hưởng đến cột sống lưng
-
Điều chỉnh tư thế
Vì tư thế sai là một trong những nguyên nhân gây ra đau lưng nên để bớt đau bạn phải chỉnh lại tư thế sao cho đúng. Cụ thể như dựa sát tường, đứng thẳng để phần cơ hông và bụng căng ra, ngồi ghế có chỗ dựa, phải ngồi thẳng lưng
-
Kiểm soát cân nặng
Vì phải nuôi dưỡng em bé nên mẹ bầu thường cần ăn uống tẩm bổ nhiều hơn ngày thường nhưng không vì vậy mà ăn uống không khoa học. Bởi điều này có thể khiến bạn tăng cân mất kiểm soát và dẫn đến tình trạng đau lưng. Cho nên, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, có điều độ.
-
Ngủ nghiêng
Phần bụng vì có em bé nên sẽ nặng hơn vì thế mẹ cần nằm nghiêng để lưng không bị chèn ép. Ngoài ra, mẹ nên dùng thêm gối chèn xung quanh mình để đảm bảo giấc ngủ được ngon hơn.
-
Đeo đai bụng ngay từ lúc bị đau lưng khi mang thai tháng thứ 7
Để phần bụng được nâng đỡ tốt hơn, mẹ có thể dùng đến đai nịt bụng (đỡ bụng). Nhờ vậy phần lưng sẽ giảm thiểu được sức nặng từ thai nhi và giảm đau lưng. Và loại đai này nên bắt đầu dùng từ tháng thai kỳ thứ 7.
-
Massage hoặc có thể dùng miếng dán nhiệt
Việc massage này có thể nhờ người thân thực hiện tại nhà hoặc bạn có thể tìm đến trung tâm massage uy tín, chuyên nghiệp dành cho mẹ bầu để giảm đau. Không những vậy, bạn cũng có thể dùng miếng dán nhiệt (nóng, lạnh đều được) tại những vị trí bị đau và nên dùng luân phiên.
-
Tập thể dục
Bên cạnh những cách làm trên, những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ có thai cũng là một phương pháp giảm đau hữu hiệu, tốt nhất khi tập từ lúc có dấu hiệu mang thai. Hơn nữa, với việc luyện tập thường xuyên, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh và dẻo dai hơn.