Việc bổ sung sắt cho mẹ bầu trong quá trình mang thai

Việc các bà bầu xác định được vai trò của sắt với sức khỏe bà bầu đúng đắn, sẽ tránh được rất nhiều nguy cơ không hay xảy ra trong quá trình mang thai. Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, các mẹ bầu cần bổ sung sắt cho bà bầu bằng cách uống viên sắt ngay từ lúc mới bắt đầu mang thai, trong suốt thai kỳ và sau khi sinh một tháng.

Bổ sung sắt như thế nào

bổ sung sắt cho bà bầu

Bà bầu nên bổ sung lượng sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách ăn nhiều những thực phẩm như chuối, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh, bí ngô, nho, súp lơ xanh…

Ngoài chế độ ăn uống, các chị em mang bầu thường dùng thêm sắt dạng thuốc. Về cơ bản thì thuốc sắt có 2 loại sắt nước và viên sắt:

– Sắt nước: Khó uống, dễ gây buồn nôn, nhưng lại hấp thụ tốt, ít gây táo bón

– Viên sắt: Dễ uống, không gây buồn nôn, hấp thụ kém hơn sắt nước, dễ gây táo bón với nóng trong

Các mẹ khi uống các loại thuốc sắt cần phải chú ý liều lượng, vì có thể uống nhiều vitamin tổng hợp khác nhau nên các mẹ phải cộng gộp tổng lượng sắt có trong tất cả các loại thuốc bổ bà bầu đã uống. Tuỳ từng vào từng mẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ lựa chọn thuốc sắt để phù hợp nhất, vì uống thừa sắt có thể dẫn đến xơ gan, đái tháo đường do rối loạn chức năng tụy, rối loạn chức năng tim mạch.

Hàm lượng sắt cần thiết mỗi ngày

Nhu cầu chất sắt cần thiết cho người mang thai ở từng giai đoạn là khác nhau. Thời kỳ từ 3 tháng đến 6 tháng và thời kỳ cuối từ 6 tháng đến khi sinh, nhu cầu sắt tăng lên rõ rệt. Thời kỳ thai nghén số lượng sắt cần là 500 – 600mg nhưng riêng thời kỳ cuối, nhu cầu sắt là 30 mg/ngày.

Tuy nhiên, bạn không cần đặt mục tiêu đạt được lượng sắt như vậy mỗi ngày, thay vào đó, bạn cần ăn và chia trung bình cho cả tuần hoặc một vài ngày.

Vai trò của sắt

Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường., vì vậy mẹ bầu cần nhiều chất sắt để tăng cường hemoglobin hơn nữa.

Sắt giúp duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Sắt bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi beta caroten thành vitamin A, giúp tạo ra collagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau).

Thiếu sắt trong thời kỳ mang thai gây hậu quả gì?

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, việc thiếu sắt còn dễ gây ra sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Đến những giai đoạn sau, thiếu sắt có thể dẫn đến hiện tượng đẻ non, dị tật thai nhi, đứa trẻ sinh ra cân nhẹ. Ngoài ra, thiếu sắt còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và trí lực trẻ sau này, cũng như ảnh hưởng đến chỉ số thông mình (IQ) của trẻ.

Bà mẹ thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sinh nở có thể sẽ bị băng huyết sau khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu thiếu sắt khi mang thai, bạn sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khó thở, mệt mỏi và có khi còn ngất xỉu. Tỉ lệ mắc các bệnh lý nhiễm trùng và băng huyết cao

Một số lưu ý khi uống viên sắt

– Để thuốc sắt hấp thu được tốt nên uống lúc đói hoặc với nước trái cây, những thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn. Không uống sắt cùng với trà, cà phê và các chất kích thích khác, sữa vì sẽ làm giảm hấp thu sắt.

– Bổ sung sắt dễ gây táo bón …Do đó khi uống sắt cần bổ sung thêm chất xơ như hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước để tránh hiện tượng táo bón.

– Vi chất sắt trong viên uống bổ sung sẽ được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống rỗng (ngủ dậy sau một giấc ngủ đêm) nhưng khi mang thai, dạ dày thường rất khó chấp nhận “chuyện này”. Vậy nên bạn có thể uống bổ sung viên sắt 1 tiếng sau khi ăn.

– Lưu ý là không uống bổ sung viên sắt cùng thời điểm với canxi bổ sung hay các loại axit amin vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0963 118 040 (8h00 - 20h00)