Bổ sung vitamin khi mang thai bao nhiêu là vừa đủ
Bổ sung vitamin khi mang thai rất cần thiết cho mẹ bầu. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết được cần phải ăn những loại thực phẩm nào để bổ sung vitamin và dưỡng chất bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể là một trong những bước để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tin liên quan: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Canxi
Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, cũng như sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, với hy vọng khi sinh ra bé con sẽ cao lớn hơn, nhiều mẹ bầu lại lạm dụng quá nhiều canxi trong thai kỳ của mình. Quá 2500 mg canxi mỗi ngày, mẹ bầu có thể gặp những tác hại không mong muốn như táo bón, hạn chế hấp thụ sắt và kẽm gây thiếu máu, tăng nguy cơ bị sỏi thận… Thừa canxi cũng là nguyên nhân gây biến dạng xương hàm và tăng nguy cơ canxi hóa bánh nhau, làm ảnh hưởng sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. WHO khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên bổ sung khoảng 1300- 2000 mg canxi mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai kỳ.
Vitamin C
Khi mang thai hàm lượng vitamin C trong máu và trong bạch cầu (kho dự trữ chất này) thường giảm sút. Nếu không có đủ vitamin C trước và trong thai kỳ sẽ dẫn tới mẹ dễ bị vỡ màng ối sớm.Vitamin C cũng giúp mẹ có thể hấp thụ nhiều sắt hơn từ thực phẩm thông thường, nên mẹ sẽ không bị tình trạng thiếu máu. Vitamin C có thể được truyền từ cơ thể mẹ sang cơ thể của thai nhi thông qua nhau thai.
Tuy vậy, các bác sĩ khuyên rằng các mẹ bầu không nên sử dụng vitamin C liều cao trong khi mang thai và cho con bú. Mỗi ngày, nhu cầu vitamin C ở phụ nữ mang thai là 55 mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 70 mg/ngày.Mẹ bầu có thể uống vitamin C cùng các viên sắt trong quá trình mang bầu (hoặc uống các loại nước hoa quả giàu vitamin C như nước cam tươi… ) để tăng cường khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.
Ngoài ra, mẹ nên ăn các loại trái cây và rau quả – nguồn cung cấp vitamin C, chẳng hạn như nước ép trái cây, ngũ cốc, hoặc củ-quả giàu vitamin C như cam, chanh, nho, dưa hấu, dâu tây, xoài, dứa, chuối, bơ, táo, cà chua, đậu, khoai tây, súp lơ.
DHA
DHA có nhiều trong sữa; các loại cá béo như cá basa, cá ngừ, cá hồi, cá mòi…; lòng đỏ trứng; tôm…
Cần cho sự phát triển và chức năng của não, thần kinh, mắt. Tạo được sự bảo vệ, chống sanh non và trẻ có trọng lượng lúc sinh thấp. Giúp mẹ giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và giảm nguy cơ mắc chứng tiền sản giật trong thai kỳ.
Vitamin D
Giúp cơ thể hấp thụ và duy trì mức độ canxi và phốt pho, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ xương và răng cho thai nhi. Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ dị dạng xương sau khi sinh của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 5 mcg vitamin D mỗi ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh. Cá, trứng, sữa, các loại nước ép là những thực phẩm giàu vitamin D. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho bạn.
Vitamin A
Vitamin A tuy cần thiết cho cơ thể nhưng nếu bổ sung quá nhiều có thể gây ngộ độc gan và dị tật bẩm sinh. Hạn chế các loại gan động vật trong suốt thai kỳ để tránh tình trạng thừa vitamin A trong thai kỳ. Tăng cường bổ sung các loại trái cây có màu vàng, cam để bổ sung vitamin A cho cơ thể
Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai, ảnh hưởng đến quá trình phát triển tim, gan, phổi, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương của trẻ. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trung tâm Y Khoa trường đại học Colombia, những trẻ thiếu vitamin A trong thai kỳ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn những bé khác. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 770 mcg cho cơ thể.
Vitamin B6
Vitamin B6 là thành phần không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Đồng thời, nó cũng tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin, giúp ổn định đường huyết, bảo vệ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch. Thiếu vitamin B6 là nguyên nhân dẫn đến sự mệt mỏi, mất ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường… Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai mỗi ngày cần bổ sung 1,9 mg B6 mỗi ngày.
Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: lúa mạch, khoai tây, cà chua, trứng…
Sắt
Nhu cầu sắt gia tăng để đáp ứng sự gia tăng đáng kể lượng máu của thai phụ. Nhu cầu sắt của mẹ và thai nhi cao nhất sau tuần thai thứ 20. Sắt tham gia tạo tế bào hồng cầu, chuyển hóa các chất, góp phần vào hệ thống phòng vệ chống lại nhiễm trùng.
Khi đi khám thai kỳ, mẹ sẽ được các bác sĩ uống bổ sung sắt với liều lượng khoảng 20-30mg. Ngoài ra, mẹ bầu có thể chọn ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt. Sắt có trong đa số thực phẩm có nguốn gốc động vật và ở dạng dễ hấp thu hơn nhiều so với sắt trong thực phẩm nguốn gốc thực vật. Sắt có nhiều trong sữa, thịt bò, nghêu, sò, tôm, cá mòi, cá hồi, trứng…; các loại rau có lá màu xanh đậm; các loại quả như nho.
Axit folic (vitamin B9)
Một số thực phẩm giàu axit folic như: rau chân vịt, bắp cải, súp lơ, các loại rau có màu xanh, các loại thịt đỏ, trứng, đậu… Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng axit folic có trong thực phẩm
Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn đã phải tăng cường bổ sung axit folic cho cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi. Bổ sung khoảng 400 mcg axit folic mỗi ngày trước khi mang thai ít nhất 6 tháng. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu axit folic để đảm bảo cung cấp cho cơ thể 600 mcg axit folic mỗi ngày. Acid folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu dùng liều cao hơn 1.000 mcg acid folic mỗi ngày và suốt một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, phấn kích và nặng nề nữa là động kinh