Trẻ bị sốt phát ban và những lưu ý cần thiết
Sốt phát ban ở trẻ nhỏ là bệnh nguy hiểm và thường xảy ra ở hầu hết là ở lứa tuổi trẻ em nhất là những nhóm trẻ ở gia đoạn thừ 6 đến 36 tháng tuổi. Trong giai đoạn này trẻ có sức đề kháng kém và hệ miện dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
Sốt phát ban ở trẻ em nguy hiểm thế nào?
Sốt phát ban (SPB) là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
Một trẻ bị sốt phát ban ít nhất là một lần, thậm chí nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết những nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là những virút lành tính, nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự lành sau 5 – 7 ngày.
Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ nhỏ
Sốt phát ban ở trẻ là bệnh rất dễ lây nhiễm, nhất là trong môi trường có tính tập thể như nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo vì bệnh lây chính yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi làm văng những giọt nước li ti, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh.
Trẻ bị nhiễm sốt phát ban hầu hết do bị nhiễm các loại virus như đường hô hấp chiếm tỉ lệ cao bao gồm virus sởi, virus rubella.. đây chính là những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt phát ban nhiều lần, sót phát ban dạng sở còn được gọi là ban đỏ còn bệnh rubella là ban đào.
Biểu hiện chung của trẻ sốt phát ban là sau thời gian ủ bệnh trung bình khoảng một tuần, trẻ thường bị sốt, trẻ có thể sốt nhẹ (37,5oC – 38oC) hoặc sốt cao (39oC – 40oC) tùy theo thể trạng và nguyên nhân gây bệnh, khi bớt sốt sẽ xuất hiện hồng ban trên người với tính chất đặc thù của từng bệnh
Biểu hiện của sốt phát ban
Sốt phát ban là một bệnh thường gặp ở trẻ, trẻ bị sốt phát ban thường có những biểu hiện, sau một tuần ủ bệnh trẻ thường có những triệu chứng như thường bị sốt, có trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe của mỗi cá thể , khi trẻ hết sốt sẽ xuất hiện hồng ban trên người.
Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện kịp thời: trẻ bị sốt phát ban được chăm sóc tại nhà sẽ được hướng dẫn tái khám theo hẹn mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh của trẻ. Phụ huynh cần cho trẻ đến khám lại ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau:
– Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban.
– Thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê.
– Trẻ bị co giật.
– Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở.
Sốt phát ban dạng sởi: Dấu hiệu đầu tiên ở trẻ là bị sốt, khi dấu hiệu sốt đã giảm thì bắt đầu xuất hiện phát ban, địa điểm được phát hiện đầu tiên là ở sau tai sau đó lan ra mặt rồi lan dần xuống ngực và bụng và dần dần phát triển toàn thân, khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh những nốt đỏ phát ban trên người trẻ cũng dần dần mất theo thứ tự nổi lên, đặc điểm của sốt phát ba dạng sởi là dạng ban sẩn, khi bay đi sẽ để lại những vết thâm trên da, ngoài ra còn có những trieuj trứng hắt hơi, sổ mũi hay đỏ mắt. Phát ban dạng sởi nếu không được chữa trị kịp thời và an toàn có thể để lại những biến chững nguy hiểm như chứng viêm phổi và chứng viêm não do virus ở trẻ.
Phương pháp phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho trẻ
– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ đang mắc bệnh, cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.
– Cách phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa:
Khi trẻ có biểu hiện của sốt phát ban các bạn phải biết cách hạ sốt đúng cách cho trẻ, nếu trẻ bị sốt tới 38 độ C nên điều trị sốt phát ban cho trẻ bằng cách uống thuốc hạ sốt dạng paracetamol loại đơn chất với số lượng uống 10 đến 15mg/kg cân nặng.Lau mát cơ thể cho trẻ bằng nước ấm, để tránh những trường hợp sốt quá cao dẫn đến co giật ở trẻ.
Sau đó bạn nên giảm đau họng và ho cho trẻ, khi trẻ ho nên cho trẻ uống các loại thuốc ho thảo dược được bác sĩ chỉ định cho căn bệnh. Nên thông mũi cho trẻ bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý giúp trẻ dễ ăn và bú sũa mẹ, bổ sung thêm nước cho trẻ ăn những thức ăn lỏng và mềm dễ tiêu hóa.
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ.
– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… Trẻ ăn uống quá khó khăn phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
– Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.
– Đặc biệt những trẻ bị nhiễm sởi cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.
Giữ vệ sinh da cho trẻ luôn được sạch và khô thoáng, những thói quen như kiêng gió, kiêng nước không vệ sinh cho trẻ sẽ làm cho cơ thể trẻ không bị giảm sốt mà có thể sốt cao và có khả năng co giật, không vệ sinh cơ thể khiến trẻ bị viêm da, nhiễm trùng nhưng lưu ý vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm và tránh khiến trẻ bị lạnh.